CategoriesChăn nuôi thú y Động vật nuôi khác Tằm

Kỹ thuật nuôi tằm trên nền xi măng

Gia đình anh Thanh từng phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng cây mì, cây bắp nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, anh Thanh quyết định đầu tư trồng dâu nuôi tằm. Qua tìm hiểu, anh đã gặp gỡ được người có cùng sở thích nuôi tằm và được chỉ dẫn khá tường tận cách nuôi tằm theo phương pháp nuôi mới trên nền xi măng, cũng như việc sử dụng giống dâu mới F7 với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống dâu truyền thống như: lá dày, kháng bệnh tốt, giúp tằm ăn no lâu, đặc biệt có thể tiết kiệm được thời gian và công hái. Sau 4 tháng trồng dâu để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cung cấp cho tằm, anh Thanh bắt tay vào mô hình chuyển đổi mới.

Nuôi tằm trên nền xi măng

Nuôi tằm trên nền xi măng, trước hết phải xây những nhà tằm riêng biệt, cách ly với nơi sinh hoạt của gia đình. Mô hình nuôi tằm mới này vừa tiết kiệm thời gian, lại giảm được chi phí mua nong. Nhất là giảm công cho ăn và dọn phân mà vẫn không ảnh hưởng đến con tằm, cái kén. Trước kia, khi nuôi trên nong phải cho tằm ăn liên tục, thì nay nuôi trên nền xi măng giảm tới 60% thời gian chăm sóc. Thay vì dọn phân hàng ngày, giờ đây 5 ngày mới dọn 1 lần. Không những vậy, nuôi tằm trên nền xi măng diện tích rộng hơn nên tằm ăn được nhiều hơn và kén sẽ nặng hơn. Thay vì một nong tằm thường chỉ cho 40 kg kén, thì nuôi trên nền xi măng cho khoảng từ 50 đến 55 kg kén. Mỗi lứa anh Thanh nuôi 3 hộp tằm, sau khoảng 10 – 12 ngày tằm chuẩn bị “chín”, người nuôi căng lưới trên nền nhà, tằm tự bò lên lưới để vào né. Tằm lên né, nền nhà được dọn dẹp sạch sẽ, cho nghỉ khoảng 7-10 ngày rồi tiếp tục nuôi lứa tằm mới. Bình quân 1 tháng, anh Thanh nuôi 2 lứa, sau khi trừ chi phí anh thu lãi trên 15 triệu đồng/tháng. Mô hình mới này đã đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh Thanh.

Nuôi tằm trên nền xi măng

Tuy nhiên, theo anh Thanh nuôi tằm trên nền xi măng phải đặc biệt chú ý tới việc giữ vệ sinh, phòng chống sinh vật hại như ruồi, kiến, chuột. Nhà tằm trước khi nuôi phải được sát trùng đúng kỹ thuật, đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp. Hiện đã có nhiều hộ đến học hỏi kinh nghiệm và xin anh Thanh cây giống dâu mang về trồng để chuyển sang mô hình nuôi tằm mới này.

 

 

Nguồn: đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *