CategoriesChăn nuôi thú y Động vật nuôi khác Yến

Sử dụng đúng cách phân chim yến tạo sinh cảnh để giữ chim yến ở lại nhà yến

Nhiều chủ nhà yến đã hỏi tôi về cách sử dụng phân chim yến tạo mùi như thế nào để giữ chân chim yến ở lại nhà yến mới ?

Tạo mùi sinh cảnh trong nhà yến để lôi cuốn những con chim yến tơ cùng bạn đời của chúng cần chổ ở mới là một yêu cầu cần phải làm cho nhà yến mới, vì ngay từ khi mổ vỏ trứng mở mắt chào đời, có hai mùi mà chim yến non cảm thụ nhận được là mùi đặc trưng NH3 phân huỷ từ phân chim yến và mùi thối thủm H2S, NO2 của lông vũ mà chim bố mẹ ù úm chim non trong 40-45 ngày. Chủ nhà yến và các nhà làm kỹ thuật gọi là mùi quen thuộc của loài chim yến tổ trắng.

Phân và nước tiểu của chim yến thải ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vỏ bọc chitin của côn trùng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa hấp thụ hết.Trong môi trường tự nhiên trong nhà yến với tác động của các loài vi sinh vật có trong phân và trong tự nhiên đã phân hủy và tạo một hỗn hợp mùi đặc trưng của các khí NH3,H2S, NO2 ,NO, CO, CO2 . Các thế hệ chim yến sinh ra và lớn lên đều quen thuộc mùi đặc trưng này có thoang thoảng mùi khí Amoniac (mùi nước tiểu) và mùi tanh của nộI tạng côn trùng, trứng và xác chim yến chết đang bị phân hủy và mùi thối thủm lông vũ ướt hầm hơi.

Chim yến tơ bay vào nhà yến thăm dò, theo âm thanh để đến nhà yến, chúng nhận biết từ ngoài lỗ ra-vào mùi của sinh cảnh nhà yến. Vào bên trong, ngoài yếu tố môi trường thì mùi trong nhà yến rất quan trọng và quyết định để chim yến sau nhiều lần đến thăm dò chấp nhận ở lại. Khi thấy sinh cảnh trong nhà yến giống như nơi ở trước của mình với đồng loại, chim yến mới có thể quyết định.

Chim yến chấp nhận ở lại hay không, số lượng nhiều hay ít là tuỳ ở cách sử dụng phân tạo mùi của chủ nhà yến và tính liên tục của mùi có trong nhà yến.

Sử dụng phân chim yến đúng cách, tạo được sinh cảnh giữ chân chim yến ở lại nhà yến mới là một việc làm quan trọng của chủ nhà yến và nhà kỹ thuật chịu trách nhiệm. Chúng tôi ghi lại các cách sử dụng phân chim yến để tạo mùi lôi cuốn quyến rũ để chim yến tơ sau khi vào nhà yến thăm dò, quyết định ở lại.

1 Cách ủ phân chim yến tươi tạo mùi.

  • Diệt trừ các mầm bệnh, trứng và côn trùng có trong phân chim yến tươi.

    Cho phân chim yến tươi vào bao nylon (PE) dày, rồi dùng thuốc diệt trừ côn trùng pha nước (theo hướng dẫn) đổ vào, cột dây chặt kín để trong 24-36 giờ, phơi nắng rất tốt, côn trùng chết nhanh.

  • Cho phân chim yến vào thùng phuy nhựa 200-300 lít ủ theo công thức 30 kg phân chim tươi với 50-100 lít nước, có thể nên cho thêm vài trăm gram bột tảo biển cung cấp bổ sung một số chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng giúp dung dịch sau khi ủ có mùi quyến rũ chim yến thích hơn. Đậy nắp lại ủ trong 5-7 ngày. Chỉ sử dụng phân chim yến tươi, không dùng phân chim yến khô và phân cũ có trên 30 ngày vì phân đã phân hủy hoai mục.
  • Thùng ủ phải có van xả bỏ cặn phân chim sau khi ủ và có van gắn ở giữa thùng ủ để lấy nước ủ sau khi để lắng cặn.
  • Thời gian ủ là 5-7 ngày, sau khi ủ 3 ngày, nước phân ủ bắt đầu dậy mùi,có thể sử dụng được. Trong khi ủ nước phân ủ sẽ có nhiều bọt nổi lên tràn ra ngoài.

    2 Các cách sử dụng nước phân chim yến ủ tạo mùi.

Có nhiều cách sử dụng nước phân chim yến đã ủ tạo mùi

  • Cách đơn giản mà nhiều nhà yến đã làm là gạn lấy nước rồi tạt hay phun lên tường và sàn, bả phân thì quết bệt lên tường nhà yến. Cách làm này ít hiệu quả và tốn kém nhiều nhưng không lôi cuốn được chim yến vào ở vì sau 7-10 ngày mùi phân chim yến ủ bị phai lạt và không còn nữa.
  • Cách sử dụng làm cho mùi có liên tục trong nhà yến.

    – Gạn lấy nước trong của nước ủ và cấp theo định lượng vào máy phun sương tạo ẩm ly tâm. Máy đặt ở chuồng cu gần lổ ra-vào hay đặt trên sân thượng của chuồng cu và mỗi ngày cho hoạt động từ 10-18 giờ, cứ mỗi 30 phút cho hoạt động phun mùi 5-7 phút.
    – Lấy nước trong của nước ủ cho vào thùng nhựa 30 lít, đặt thùng ở chổ cao trong nhà yến. Thùng có gắn một van nhựa ở đáy và nối với dây nhựa 8 mm dẫn nước ủ vào phòng chim làm tổ và cho nhỏ từng giọt để tạo mùi, nhỏ 2-3 giọt/phút là đủ
    – Tạo mùi liên tục ngay tại thùng ủ.phân chim yến
    Các,thùng ủ phân chim yến được đặt ở các tầng trong nhà yến và ở chuồng cu gần lổ ra-vào.
    * Dùng 1 moteur ½-1 HP quay chậm 200-300 vòng/phút, gắn 1 trục có cánh khuấy để quậy đẩy mùi ra và 1 cái quạt hút HD-15 hút mùi có định hướng toả ra ở phòng chim làm tổ và lổ ra-vào. Mỗi ngày cho hoạt động từ 10-18 giờ, cứ mỗi 30 phút cho hoạt động quậy mùi 5-7 phút.
    * Dùng máy bơm hơi loại dùng trong sản xuất tôm cá giống 35-50 watt, nối dây nhựa 8 mm gắn vào một khung nhựa PVC 40×40 cm hay 50×50 cm có soi nhiều lỗ đặt chìm dưới đáy thùng ủ. Khi máy bơm hoạt động sẽ bơm không khí tối đa vào dung dịch ủ, không khí hoà tan vào trong dung dịch ủ và đẩy các mùi có trong nước phân ủ bay ra toả khắp nơi trong phòng chim làm tổ, lỗ ra-vào. Mỗi ngày cho hoạt động từ 10-18 giờ, cứ mỗi 30 phút cho sục khí quậy mùi 5-7 phút.

3 Để đạt được hiệu quả sử dụng phân chim yến tươi tạo mùi

  • Sử dụng phân chim yến tươi tạo mùi nên sử dụng liên tục cho đến khi có chim yến về ở và số phân chim do chim yến về ở thải ra có đủ để tạo mùi lôi cuốn những con chim khác mới đến ở lại, tăng đàn, tăng số lượng.
  • Khả năng giữ mùi của nước ủ phân chim yến có giới hạn, trong 7-10 ngày là giảm và không còn nữa nên hết tác dụng. Khi quyết định chọn phương án tạo mùi bằng phân chim yến nên tính toán tài chính để có thể tạo mùi liên tục trong 6 tháng hay 1 năm để có số chim yến đến ở thải phân mới đủ tạo mùi quyến rũ những chim yến mới ở lại nhà yến.
  • Các chủ nhà yến thường đọc sách hoặc tìm hiểu từ các chủ nhà yến khác đi đến quyết định dùng phân chim yến tạo mùi thường không hay chưa tính đến chi phí. Khi dùng một vài lần thấy số chim yến về chưa được như ý, tính toán lại chi phí thấy không kham nổi nên phó mặc giao nhà yến nhờ “ Lộc Trời giải quyết” rồi đi tìm những cách giải quyết khác như âm thanh, ánh sáng, môi trường…. Cách làm không đúng, tốn kém và mất thời gian cho nhà yến, khi đã quyết định chọn phân chim yến tạo mùi thì nên theo đuổi cho đến khi trong nhà yến có nhiều chim về ổ thì mới ngưng.

    4 Nhược điểm của phân chim yến tươi

  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng còn sót lại trong phân chim yến tươi rất ít nên khả năng gây tạo mùi cũng có giới hạn, thường chỉ 7-10 ngày là không còn mùi nữa.
  • Phân chim yến đã khô là phân đã bị phân huỷ hoai mục không còn hoặc còn rất ít chất dinh dưỡng nên không có giá trị dùng trong việc tạo mùi, chỉ có thể làm phân bón nông nghiệp cây trồng như phân chuồng, phân gà, phân cút
  • Phân chim yến tươi có chứa một số vi khuẩn gây bệnh cho các loài động vật khác, trong đó có thể gây một số bệnh truyền nhiễm cho con người. Nhà yến có nhiều chim nhiều phân, hàm lượng các khí độc do phân chim yến bị phân hủy sẽ vượt quá giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây bệnh cho những người sống cùng trong nhà yến hoặc lân cận… nên định kỳ vệ sinh, thu dọn
  • Trong phân chim yến có nhiều côn trùng như mạt chim, rận, mạt gỗ và các loài sâu bọ, chúng cắn phá hút máu chim yến non, cắn phá tổ.

Dùng phân chim yến tươi là cách di chuyển hợp pháp các loài côn trùng gây hại từ nhà yến cũ này đến nhà yến của mình mới tạo lập mà hậu quả là sau này chủ nhà yến mới phải vất vả giải quyết diệt trừ côn trùng gây hại trong nhà yến.

Do những nhược điểm này mà ở Malaysia và Indonesia mà từ trước năm 2002, Chính phủ ở đây đã ban hành Luật nuôi chim yến, trong đó có qui định cấm không cho sử dụng phân chim yến làm chất tạo mùi trong nhà yến, quyến rũ chim yến đến ở và định kỳ phải thu dọn phân chim yến, vệ sinh nhà yến.

Ở Malaysia và Indonesia, phân chim yến chỉ có giá trị là phân chuồng phân hữu cơ dùng cho cây trồng trong nông nghiệp,

Trong hơn 2.000 nhà yến đã hoạt động ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu của nhà yến, có thể có khoảng 90% sử dụng phân chim yến tươi làm chất tạo mùi lôi cuốn chim yến về ở lại nhà yến mới. Số nhà yến cón lại có thể sử dụng kết hợp hay chỉ dùng các chất tạo mùi do các công ty kỹ thuật ở Malaysia, Indonesia, Thái lan sản xuất như PW cair, PW Super, PW Concentrate, Tanali, Love Potion, Aroma HB … và của Việt Nam sản xuất như Tinh yến Hương, Lộc Yến Hương, SH-125, Muriana, Muritara và nước Rubi.
Thực tế trong 2.000 nhà yến này, theo đánh giá của những nhà kỹ thuật thì chỉ có 20-25% nhà yến thành công (vào cuối năm thứ 2, khai thác được trên 1 kg tổ yến/tháng) và chưa có tài liệu thống kê nào cho biết trong số nhà yến thành công có bao nhiêu nhà yến sử dụng phân chim yến tươi hay các chất tạo mùi khác hoặc kết hợp cả hai.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *