CategoriesHoa - cây cảnh Hoa Mào Gà Trồng trọt

Kỹ thuật trồng hoa mào gà đơn giản tại nhà

Hoa mào gà tên khoa học là Celosia argentea var. Cristata Voss, Celosia argentea var. plumosa thuộc họ dền – Amaranthaceae. Mào gà còn có tên mồng gà, kê công hoa, kê quan hoa, kê cốt tử hoa…Cây sống dai, cao 30 – 45cm hay hơn, có thân thẳng đứng và phân nhánh. Lá hình bầu dục, màu xanh xám pha đỏ. Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt, trông giống như mào con gà trống.

Vẻ đẹp của hoa mào gà

Hình dáng của hoa mào gà cũng khá lạ mắt, các hoa thật tạo thành một phần hình trụ ở phía dưới các mào đỏ. Hoa có nhiều màu như đỏ, vàng, cam hay hồng, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ. Có những dạng cây có cụm hoa rất lớn, xoắn lại thành hình cầu đỏ thắm. Lại có dạng có cụm hoa mảnh, kéo dài, màu đỏ và vàng xen nhau.

Cây trồng chủ yếu để lấy hoa vào mùa hè, nhưng có thể trồng quanh năm. Thường sử dụng để trồng trong chậu, trồng ở các vườn hoa và cắt hoa cắm lọ. Cũng chính vì hoa mào gà có màu sắc đẹp, hình thái lạ mắt nên được nhiều gia đình ưa chuộng trồng xung quanh nhà. Tuy nhiên, dù kỹ thuật trồng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc hoa mào gà đơn giản nhất cho bà con tham khảo.

Hoa mào gà đỏ

1. Mùa trồng và nhiệt độ thích hợp

Mào gà là loại cây dễ trồng. Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu. Hoa mào gà nguyên sản ở Ấn Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Có 2 nhóm giống mào gà chính: màu đỏ và màu vàng

Hoa mào gà đỏ và hoa mào gà vàng

2. Kỹ thuật gieo trồng

Chọn giống: Thông thường khi trồng hoa mào gà chúng ta sẽ ươm hạt. Hạt hoa mào gà có màu tím, dễ tìm thấy tại các cửa hàng bán hạt giống hoa để lựa chọn cho mình cây hoa mào gà với màu sắc ưng ý nhất.

Chuẩn bị đất: Hoa mào gà thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùi và có độ pH 6 – 6.5.

Gieo trồng: Nhiệt độ thích hợp để gieo hạt là 20 – 250C. Trước đó, bạn tưới nước và bón phân cho đất, sau đó gieo hạt lên lớp đất mỏng rồi dùng rơm hoặc cỏ phủ lên để che nắng. Sau 3 – 5 ngày hạt sẽ nảy mầm, trong thời gian này không nên tưới nhiều nước vì sẽ làm trôi hạt, nếu đất khô bạn dùng bình phun sương để xịt.

Chuyển cây ra trồng: Sau khi cây được 5 – 6cm thì bạn nên chuyển cây ra trồng hoặc chuyển xuống đất trồng tùy vào mục đích sử dụng. Đất trồng cây con là đất thịt pha cát kết hợp với xơ dừa, tro hoặc trấu.

Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ. Hạt màu đen tím. Màu hoa cũng rất nhiều loại, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ.

3. Chăm sóc

Mào gà là loài hoa rất “dễ tính” khi không kén đất trồng, không mất nhiều công chăm sóc những vẫn cho hoa nhiều mùa, bền lâu, rực rỡ. Có thể dễ dàng nhìn thấy mào gà ở các chậu, bồn hoa làm cảnh trong nhà, trong khuôn viên công sở, bệnh viện, trường học,…

Mỗi ngày tưới nước cho cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết. Khi cây bén rễ hồi xanh, tiến hành bón phân vi sinh hoặc trùn quế pha loãng, lọc lấy nước tưới cho cây. Khi cây được 35 ngày tuổi thì nên bấm ngọn, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to. Mào gà lửa là loại hoa có bộ rễ ăn ngang nên chỉ vun xới lúc cây còn nhỏ, bước vào giai đoạn trưởng thành thì không nên vun.

Cần tiến hành tỉa bớt các nụ ở nách lá khi cây có nhiều nụ nhỏ, nên tỉa bớt các nụ ở nách lá, chỉ giữ lại 1 nụ ở cành chính để tập trung dinh dưỡng cho bông hoa to. Sau khoảng 60-65 ngày, hoa mào gà lửa sẽ nở hoa. Cũng cần đặc biệt chú ý đó là cần đặt chậu hoa ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp và cho hoa rực rỡ.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu xanh: Cắn lá, ăn nụ hoa. Sử dụng các loại thuốc như Sherpa, Fenbis…

Tuyến trùng: Tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây, làm cho mô tế bào phình to lên thành các khối u. Để phòng trừ cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap.

Hoa mào gà cũng rất nhiều sâu bệnh nên đòi hỏi người trồng cũng phải bỏ công chăm sóc mới cho ra hoa quanh năm.

Bệnh đốm nâu: Đốm bệnh hình tròn, mọc rải rác, không liền nhau. Bệnh nặng làm cho lá héo hoặc thủng lá. Do đó cần hái lá bị bệnh khi bệnh mới xuất hiện, bón phân hữu cơ, tránh đọng nước, để nơi có nắng và gió. Hoặc phun Topsin 0.2%. Benlat 0.2%.

Bệnh đốm than: Gây hại trên lá. Ban đầu là các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn. Bệnh nặng có thể gây hại 1/3 diện tích lá, mép có viền màu nâu sẫm, trên đốm có các chấm đen nhỏ. Vì vậy cần nhặt và tiêu hủy các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat 0.2%.

Bệnh đốm vân vàng: Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng thành đốm có vân vòng đồng tâm, mép lồi lên có viền màu nâu sẫm, giữ màu trắng vàng, hai lá có bột dạng mốc nâu. Người trồng và chăm sóc nên hái lá tiêu hủy khi bệnh mới xuất hiện, phân bố cây hoa thoáng, nhận nhiều ánh sáng, hoặc phun thuốc như Benlat 0.2% hoặc Bordeaux 0.5%.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *