CategoriesCây ăn quả Mận Trồng trọt

Kỹ thuật chiết cành cây mận

Mận là một trong các loại quả được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế khá. Mấy năm gần đây, diện tích trồng mận ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các tỉnh miền núi. Nếu được trồng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật trồng cây mận sẽ cho hoa trái theo ý muốn, bán được giá cao nên có thể xem là cây xóa đói giảm nghèo cho một số bà con nông dân. Vậy để nhân giống cây mận ta phải làm như thế nào?

Quả mận

Cây mận được nhân giống bằng hạt, ghép, chiết cành và bằng chồi rễ. Trồng bằng hạt để tạo bộ rễ thực sinh có sức chịu hạn cao. Chọn giống ở những cây sinh trưởng khoẻ, nhiều quả với chất lượng cao thơm ngọt, được ưa thích và hàng năm cho năng suất cao ổn định. Khi quả đúng độ chín thì thu hái và để cho thịt quả rữa nát, thu lấy hạt rửa sạch, hong khô nơi râm mát. Có thể đem gieo ngay hoặc bảo quản trong cát sạch ẩm để gieo vào vụ xuân năm sau. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành cây mận sẽ đem lại đặc tính giống cây mẹ.
Dưới đây, Nghề nông muốn chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành cây mận để nhà nông có thể áp dụng kĩ năng chiết vào cây trồng của chính mình.

1. Đặc tính của cây mận

Cây mận ưa thích khí hậu mát và lạnh. Tuỳ thuộc vào cách nhân giống và chăm sóc, sau khi trồng 3 – 4 năm cây mận đã bắt đầu cho thu quả và từ 8 – 10 năm tuổi, mỗi cây có thể cho 60 – 70kg quả, nếu chăm sóc tốt thì tố đa có thể đạt tới 200kg. Tuổi thọ của cây mận, nếu không có biến động bất thường, có thể kéo dài tới 25 – 30 năm.

Cây mận là cây thân gỗ, phân cành thấp và nhiều, tán xoè rộng 2 – 2,5m. Rễ mận ăn không sâu mà tập trung ở tầng đất từ 20 — 40cm và lan rộng hơn đường chiếu của tán cây, có khi gấp đôi. Đặc điểm của rễ mận là có sức nảy chồi rất mạnh, cho nên thường thấy các mầm bất định mọc từ rễ xung quanh gốc, tạo thành các cây mận con. Lợi dụng đặc điểm này, người ta bấm rễ tạo cây con để trồng mới. Cây ra lộc mỗi năm 2-3 đợt vào vụ xuận, vụ hè và vụ thu. Lá mận rụng về mùa đông làm cho cây bị trơ cành. Chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ nách lá mọc cả chồi lá và chồi hoa. Cây mận ra hoa trong tháng 2-3 dương lịch và quả phát triển tói tháng 4-5 thì chín. Hoa mận thuộc loại tự thụ phấn, khó đậu quả. Vì vậy, người ta thường trồng xen các giống mận khác nhau trong một vườn đồng thời chăn thả ong để tăng cường khả năng thụ phấn cho hoa.

2. Thời vụ

Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.
Mận nên chiết vào tháng 7 — 8 hoặc tháng 2- 3.

3. Tiến hành chiết cành cây mận

Chọn cây giống tốt cho năng suất cao ổn định, có phẩm chất tốt, chăm sóc đầy đủ, chọn các cành ở bìa tán, cấp 3 – 4, đường kính gốc cành 0,8cm; dài 50 — 60cm, có 6— 8 tháng tuổi, không sâu bệnh.

Chọn ngày khô mát, dùng dao sắc cắt khoanh vỏ, cạo sạch tượng tầng, tiến hành bó bầu ngay.

Trước khi bó bầu nên bôi dung dịch -NAA hoặc IMA pha thật loãng 0,2 – 0,4%, dùng bông nhúng vào dung dịch rồi bôi vào vết cắt khoanh vỏ để mận ra rễ.

Nguyên liệu bầu: đất vườn, đất bùn ao phơi khô, đập vụn trộn vỏi mùn cưa, trấu bổi, rơm rạ băm nhỏ, rễ bèo tây…

Cứ 2/3 đất trộn với 1/3 các vật liệu nói trên, cho nước đủ ẩm (70%).

Bầu chiết có trọng lượng 150— 300g, đường kính chỗ phình to 6 – 8cm, bầu dài lơ – 12cm. Bọc bầu chiết nilông trong mờ để có thể nhìn thấy rễ phát triển.

Sau 1,5 – 2 tháng, nếu thấy có nhiều rễ thì có thể cắt cành đem giâm ở vườn ươm, chăm sóc 2-3 tháng cho cây phát triển rồi đem trồng.

Bấm rễ lấy chồi: Cách này cũng dễ thực hiện, nhưng từ một cây giống chỉ lấy được một số ít chồi. Dùng dao cắt đứt một số rễ to (bằng chiếc đũa), cách gốc 60 – 80cm, bật đầu rễ đã cắt rời lên khỏi mặt đất.

Sau vài tuần, chồi sẽ nẩy và mọc thành cây còn, lúc này cần bón phân và lấp đất để mầm để mọc tự do thành cây con.

Khi mầm cao 20 – 25cm thì bứng kèm theo 1 đoạn rễ của cây mẹ và giâm vào sọt tre, đường kính 15 – 18cm, chèn chặt đất màu vào sọt và đặt sọt vào nơi có giàn che, chăm sóc, tưới nước đủ ẩm hàng ngày, mỗi tuần tưới một lần nước phân pha loãng. Cây cao 80 – 90cm thì đem trồng.

4. Chú ý khi chiết cành cây mận

Cũng như khi cắt cành để cắm phải chọn cành để chiết trên cơ sở đã chọn cây mẹ. Không chiết cành trên những cây già đã ra hoa quả nhiều lần. Tốt nhất là chiết trên những cây non đương còn tơ. Chiết những cành ở phần trên của tán cây chọn cành xiên ở chỗ có nhiều ánh sáng cành thô lá mọc dày lóng ngắn. Không chiết cành ở đỉnh ngọn hoặc những cành vượt mọc ở trên thân chính hoặc ở phía chân các cành lớn vì khó ra rễ do nhiều nước lóng dài đường bột tích lũy ít. Kích thước cành tùy loài cây đường kính từ 1 cm đến 3 cm tuổi cành từ 1 – 3 năm.
Nên bỏ thói quen chiết cho mình trồng thì chọn những cành quá to vừa lãng phí gỗ ghép vừa suy kiệt cây mẹ còn chiết để bán thì tận dụng cả những cành nhỏ ở phía dưới thậm chí ở trong tán cây dù có ra rễ cành sẽ vô giá trị mọc xấu còi cọc.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *