CategoriesChăn nuôi thú y Đà Điểu Gia cầm

Bệnh về nấm ở đà điểu

Bệnh ở đà điểu do nấm tuy không nhiều nhưng người nuôi cần nắm rõ tác nhân và triệu chứng để nhận biết và có biện pháp kịp thời tránh lan rộng toàn đàn.

1. Bệnh nấm Aspergillosis

Nấm cúc nói chung là tác nhân gây bệnh về hô hấp cho đàn đà điểu. Bệnh thường do chủng nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nấm Aspergillosis ở đà điểu nhỡ lại do chủng nấm A. flavus và A. niger gây ra, các bào tử nấm này có thể truyền qua rác rưởi hoặc thức ăn bị nhiễm mốc hoặc do hít phải các bào tử nấm trong khu vực ấp trứng bị nhiễm mốc.

Các triệu chứng: các triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ độ tuổi ba tới tám tuần tuổi. Các triệu chứng của bệnh là mệt mỏi, biếng ăn, còi cọc và khả năng chết lên tới 50 phần trăm. Trái với giống chim khác, tuy bị tổn thương phổi rất nghiêm trọng nhưng ở đà điểu không thấy thể hiện bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào của bệnh hô hấp thường gặp.

Điều trị: nỗ lực điều trị bệnh này nói chung là vô ích. Có thể pha dung dịch sunfat đồng (tỷ lệ 1:200) làm nước uống cho đà điểu để tránh cho bệnh khỏi lan rộng hơn. Cách hạn chế bệnh tốt nhất là loại trừ nguyên nhân gây bệnh, cần phải kiểm tra kỹ để loại trừ mốc trong các thùng đựng rác, thức ăn và nước uống, đồng thời phải khử trùng buồng ấp trứng bằng formalin (55 ml trong một cm³) và permanganat kali (35 g trong thể tích một cm³).

2.Bệnh nấm gây tưa

Bệnh này do chủng nấm Candida moniliformis gây ra. Ở đà điểu, thường phải điều trị lâu dài bằng thuốc kháng sinh. Nấm tác dụng tới nước dãi ở miệng và thực quản đà điểu gây biếng ăn, mất nước có khả năng gây chết.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *