CategoriesChăn nuôi thú y Gia súc Heo (Lợn)

Đặc điểm lợn rừng của thái lan

Để đáp ứng nhu cầu thị trường các giống gia súc bản địa và hoang dã đang được các đơn vị chăn nuôi đã đầu tư và khai thác những đỉặc tính quý, một trong những động vật hoang dã được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. Người chăn nuôi ở Việt Nam biết và quan tâm đến các giống vật nuôi của Thái Lan trong đó có lợn rừng. Lợn rừng Thái Lan đang rất được người chăn nuôi và người tiêu dùng ưa chuộng do những đặc tính ưu việt: thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc giá trị cao nhưng đầu tư thấp, chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật.

Đặc điểm của lợn rừng Thái Lan

1. Tập tính sinh sống

Lợn rừng thường sống theo bầy đàn đông đến 50 con, sống dựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Vì lợn rừng không chịu nắng nóng nên thường thích kiếm ăn về đêm, thích ngâm mình dưới bùn để thải nhiệt, đuổi côn trùng, ký sinh trùng trên da. Hiện nay lợn rừng Thái Lan được thuần dưỡng tại nhiều cơ sở chăn nuôi và sử dụng các sản phẩm theo ý muốn của con người.

2. Ngoại hình

– Lợn rừng Thái Lan có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi lợn rừng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe (lợn thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn).

lợn rừng Thái Lan

– Lông dài, cứng, màu lông nâu hoặc đen. Thường lỗ chân lông thành búi lông, mỗi búi có 3 gốc lông nhưng mỗi lỗ có 1 lông. Lông bờm màu đen đậm, mọc từ gáy dọc theo sống lưng cho đến mông.

– Đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo chân. Chân lợn rừng nhỏ thon, móng nhọn. Vai cao hơn hông.

– Lợn rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. Con cái trưởng thành nặng trung bình 90 – 100 kg. Trung bình 1 lứa đẻ từ 8-12 con.

– Con đực trưởng thành nặng trung bình 100 – 120 kg. Lợn rừng đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh.

– Lợn rừng con sinh ra có lông sọc giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn trên 2 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa.

3. Sinh sản và trưởng thành

Lợn rừng Thái Lan 7 – 8 tháng tuổi có thể trọng 40 – 60kg có thể cho phối giống sinh sản. Thời gian mang thai của lợn rừng giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 – 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn rừng đẻ 2-2, 5 lứa/ năm, lứa đầu (con so) đẻ 4 – 6 con, lứa thứ 2 trở đi từ 7 – 12 con. Lợn rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 – 0,9kg/con. Lợn con 1-2 tháng tuổi: 5 – 10kg, 3 – 4 tháng tuổi: 15 kg-20kg, 8-12 tháng: 60 – 70 kg, khi trưởng thành: trên 100 kg.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *