CategoriesNông nghiệp bền vững Nuôi trồng thủy sản Tôm

Nuôi tôm có chứng nhận, nâng cao giá trị sản phẩm

Các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau đang hình thành nhiều tổ hợp tác (THT), HTX kiểu mới. Bước đầu đã có một số HTX nuôi tôm sạch đạt chứng nhận quốc tế. Đây là xu hướng mới để ngành tôm mở rộng qui mô SX, nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu tôm Việt Nam.

Chuyển biến mới

Các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… bắt đầu hình thành một số HTX nuôi tôm sạch và mở hướng liên kết SX theo chuỗi giá trị. Đặc biệt từ sau khi thực hành nuôi tôm có chứng nhận, áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ sử dụng thuốc kháng sinh, đến kỳ thu hoạch có DN bao tiêu sản phẩm, tổ chức thu mua nên loại hẳn nạn bơm chích tạp chất. Điều này đang được các nhà nhập khẩu nước ngoài đồng tình, quan tâm theo dõi.

Vùng nuôi tôm sạch đạt chuẩn ASC của HTX Hòa Nghĩa (Sóc Trăng)

Từ đầu năm 2016, với sự hỗ trợ của WWF (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới) tại Việt Nam, Trung tâm hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp các cơ quan chuyên ngành và DN của tỉnh, HTX Hòa Nghĩa (xã Hòa Đông, TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) bắt đầu trải nghiệm quá trình tập huấn kỹ thuật, thực hành áp dụng quy trình nuôi tôm theo chuẩn quốc tế ASC (Aquaculture Stewardship Council – nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm). Sau hơn 1 năm, đến cuối tháng 6/2017 HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa được Chương trình Nuôi trồng Thủy sản và Thực phẩm của WWF Việt Nam trao giấy chứng nhận quốc tế ASC về nuôi tôm bền vững. Nhà nhập khẩu Nordic Seafood (Na Uy) và Cty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) cùng đến tham dự, chứng kiến sự kiện.
Theo HTX Hòa Nghĩa, vào cuối tháng 6/2017 sản phẩm tôm nuôi theo chuẩn ASC đã được Cty Stapimex bao tiêu với giá cao hơn thị trường 15 – 20%. Từ sản phẩm tôm sạch đạt chuẩn ASC, Cty Stapimex chế biến xuất khẩu sang Na Uy. HTX Hòa Nghĩa có 29 thành viên, với diện tích ao nuôi 90 ha, mỗi năm SX cung ứng khoảng 600 tấn tôm thương phẩm. Từ nền tảng ban đầu vào năm 2013 HTX đã nuôi tôm đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, năm nay các hộ thành viên nuôi đạt chuẩn ASC thêm tự tin vì sản phẩm được DN bao tiêu với giá cao.

Xây dựng chuỗi liên kết

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp thuộc lĩnh vực thủy sản tỉnh Sóc Trăng là tổ chức lại các vùng nuôi thủy sản, đặc biệt đối với vùng nuôi tôm nước lợ. Tỉnh chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư cho vùng nuôi trọng điểm, hợp tác sản xuất theo hình thức tổ, nhóm. Trong 6 tháng đầu năm 2017 tỉnh Sóc Trăng thành lập mới 1 HTX và 7 THT, nâng tổng số lên 22 HTX và 183 THT thủy sản.
Kết quả sau gần 2 năm thực hiện liên kết về chuỗi SX và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, hiện nay về thực hiện liên kết đầu vào có 5 HTX/THT với diện tích 197 ha liên kết các nhà cung ứng vật tư đầu vào (thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, giống, bạt lót). Việc thực hiện mô hình liên kết giúp bà con sử dụng vật tư với giá thấp hơn so với mua ở các đại lý bên ngoài đồng thời kiểm soát tốt hơn chất lượng. Về liên kết đầu ra toàn tỉnh có 11 HTX/THT với diện tích 337 ha đã ký liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN, góp phần nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các công ty yêu cầu người nuôi tôm phải áp dụng theo các quy chuẩn nuôi tôm sạch, đảm bảo chất lượng theo chuẩn ASC, VietGAP. Trong khi thực trạng đa số hộ nuôi đều quy mô nhỏ lẻ nên việc mua với số lượng lớn/lần khá khó khăn. Vì vậy yêu cầu của DN đối với các tổ nhóm tham gia ký kết phải có kế hoạch SX cụ thể.
Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, nhìn nhận: Các HTX nuôi tôm đạt tiêu chuẩn sạch, thực hiện liên kết SX theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả đã trở thành những điểm sáng. Lợi nhuận các hộ thành viên tăng cao hơn, dần nâng cao nhận thức về thực hành nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn.
Tỉnh Sóc Trăng hiện có 1 HTX đạt chứng nhận nuôi tôm theo chuẩn ASC, 2 HTX/THT nuôi tôm áp dụng thực hành nuôi tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP. Theo chương trình tuyên truyền về quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP cho người nuôi tôm nước lợ, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ có thêm 2 HTX/THT được chứng nhận VietGAP.
Ông Huỳnh Quốc Tịnh, Điều phối viên quốc gia về thực phẩm bền vững của WWF Việt Nam:

HTX Hòa Nghĩa nhận giấy chứng nhận ASC

Từ đầu năm 2016, với sự hỗ trợ của WWF Việt Nam, Trung tâm hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp các cơ quan chuyên ngành và DN tập huấn kỹ thuật, thực hành áp dụng quy trình nuôi tôm theo chuẩn ASC (một chứng nhận quốc tế về nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm) cho 30 HTX (Sóc Trăng 17 HTX, Bạc Liêu 5 HTX và Cà Mau 8 HTX).
Hiện nay người nuôi tôm nhỏ lẻ cung cấp sản lượng tôm nuôi chiếm phần lớn và lượng nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn ASC chỉ khoảng 5%. WWF Việt Nam nhắm tới các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực về kiến thức, thông qua các mô hình điểm HTX/THT với mô hình liên kết tam giác 3 nhà SX – DN chế biến XK – nhà nhập khẩu.

HTX thành lập từ năm 2003 có diện tích ao nuôi 26,6 ha, đến năm 2012 chuyển đổi theo Luật HTX. Theo hướng SX tôm sạch và liên kết SX, tất cả 20 hộ thành viên trong HTX đồng lòng, thừa nhận vào HTX SX đồng loạt theo thời vụ gặp nhiều mặt thuận lợi hơn. Khâu đầu vào khi mua tôm giống HTX liên kết với 3 công ty cung ứng giống. Thức ăn thủy sản HTX liên kết với 2 công ty, đến cuối vụ thu hoạch tôm bán cho Cty CP Thủy sản sạch Việt Nam và một số công ty khác.
Tuy HTX có phương án SX kinh doanh nhưng vốn ít. Vốn điều lệ của HTX chỉ có 162 triệu đồng và hoạt động chủ yếu nhờ vốn tín dụng nội bộ. Kế hoạch năm 2018 HTX tiếp tục vận động bà con bên ngoài tham gia, mở rộng qui mô SX và tổ chức liên kết SX theo chuỗi giá trị; đồng thời tranh thủ vốn vay từ ngân hàng, liên minh các HTX để làm dịch vụ cung ứng đầu vào – đầu ra giúp các hộ thành viên tăng thêm lợi nhuận.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *