CategoriesCá Bống Tượng Cá nước ngọt Nuôi trồng thủy sản

Một số bệnh thường gặp ở cá Bống Tượng

Cá Bống Tượng là một đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Để được bán được giá, người nuôi cần chú ý tới phòng bệnh cho cá, bởi nếu cá bị bệnh sẽ để lại sẹo trên người làm giảm giá trị thương mại.

1. Bệnh ký sinh trùng

– Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh do các sinh vật rất nhỏ bám vào mang, da của cá để hút máu hoặc chất dinh dưỡng gây nên những vết thương, xuất huyết. Khi bị bệnh màu sắc cá trở nên nhợt nhạt, cá thích tập trung ở nơi có đường nước chảy vào. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi dầy, điều kiện vệ sinh kém, mưa kéo dài, thời tiết lạnh.

Trùng quả dưa gây bệnh cho cá bống tượng 

– Phòng trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung

– Cách trị: dùng formol tạt xuống ao với nồng độ 20-25ml/m3.

2. Bệnh nấm thuỷ mi

– Triệu chứng: khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước. Khi bệnh phát triển nhiều trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, thân cá gầy, đen sẫm. Nấm ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm.

– Cách phòng: áp dụng biện pháp phòng bệnh chung

– Trị bệnh Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 3-5g/m3 nước, hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút.

3. Bệnh đốm đỏ

– Nguyên nhân: do vi khuẩn Pseudomonas punotata hay Aeromonas hydrophila.

– Dấu hiệu bệnh lý: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp. Xuất hiện các đốm đỏ trên thân. Mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi. Hậu môn sưng đỏ

– Cách phòng: áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.

– Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh Neomycine 4g/100kg và Vitamine C 3g/100kg, thuốc được trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục từ 5-7 ngày.

4. Bệnh lở loét (Hội chứng lở loét)

– Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân kết hợp như siêu vi (virus), vi khuẩn, nấm thuỷ mi, nấm nội Aphanomyces, giáp xác ký sinh, môi trường nước quá dơ bẩn , nhiệt độ thay đổi.

– Triệu chứng: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương. Cơ quan nội tạng hầu như không bị thương tổn.

– Phòng và trị bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh chung

– Trị bệnh: Dùng thuốc tím 3g/m3 kết hợp với muối ăn 0,3kg/m3 tạt xuống ao. Đồng thời trộn kháng sinh cho ăn liên tục từ 5-7 ngày với liều Oxytetracyline 2g/kg thức ăn, bổ sung vitamin C 3g/kg thức ăn.

5. Bệnh mất nhớt

– Nguyên nhân và triệu chứng bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do đánh bắt vận chuyển hoặc do môi trường thay đổi đột ngột. Khi bị bệnh khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ. Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân từng vùng bị trắng. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và ngoại ký sinh phát triển. Bệnh nặng cá chết chìm xuống đáy ao.

– Phòng bệnh: Tránh các yếu tố gây sốc cho cá, định kỳ hoặc trước những cơn mưa to tạt vôi bột CaCO3 với liều 1-2kg/100m3 vào ao nuôi.

– Trị bệnh: dùng formol 25 ml/m3 nước, để diệt nấm và ngoại ký sinh, sau 24 giờ thay thay 50% lượng nước trong ao nuôi rồi dùng lặp lại thuốc với liều trên một lần nữa.

Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:

Làm sạch môi tr­ường n­ước và ao nuôi:
– Nguồn nư­ớc lấy vào ao phải sạch.
– Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp.
– Tr­ước khi thả cá tháo cạn n­ước, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10 – 15 kg cho 100 m2.
– Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trư­ớc khi cho cá ăn lần mới.

Tăng sức đề kháng cho cá:
– Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.
– Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.
– Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nư­ớc ao, bằng cách té nư­ớc ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nư­ớc ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.

Ngăn ngừa bệnh:
– Tr­ước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng n­ước muối nồng độ 2 – 3% trong 10 -15 phút.
– Không dùng phân chuồng tư­ơi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 – 5 kg vôi/100kg phân chuông) trong 20 ngày tr­ước khi sử dụng.
– Có thể bón vôi bột vào n­ước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 – 2 kg vôi cho 100m3 n­ước ao).

Chú ý: Cần kiểm tra độ chua của n­ước ao bằng giấy quỳ tím (giấy pH).
– Dùng thuốc phòng bệnh cho cá vào tr­ước mùa xuất hiện bệnh.

Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *