CategoriesCua Ghẹ Nuôi trồng thủy sản

Từ bỏ đánh bắt tận diệt, chuyển sang nuôi Ghẹ lột cho thu nhập cao

Từ nhiều năm nay, anh Trần Sáu (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) không còn lặn lội mưa gió đi đánh bắt cá tôm trên Phá Tam Giang nữa mà đã chuyển sang nuôi ghẹ lột, mô hình này không chỉ mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi trồng để phát triển sản xuất bền vững.

Ghẹ lột

Trò chuyện với chúng tôi, anh Sáu cho biết “Trước khi chuyển sang nuôi ghẹ lột, thu nhập của gia đình tôi chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tôm cá, kiểu khai thác của tôi bị chính quyền cấm vì gây ảnh hưởng đến các loại thủy sản. Sau khi UBND huyện Phú Vang có chủ trương sắp xếp lại nò sáo trên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trong đó có địa bàn xã Phú Diên tôi quyết định chuyển đổi nghề đánh bắt sang nuôi ghẹ lột thưởng phẩm”.

Trải qua thời gian dài học hỏi, nghiên cứu cách nuôi ghẹ lột, anh Sáu bắt tay thực hiện. Từ chổ nuôi thử nghiệm vài lồng, đên nay mô hình của anh đã mở rộng lên thành 20 lồng. Vào mùa thu hoạch, số lồng nuôi này có thể xuất hơn 50 kg ghẹ lột thương phẩm/ngày, với giá dao động từ 180.000 đồng/kg. Bình quân thu hoach cho lãi gần 80 triệu đồng mùa.

Anh Sáu cho biết thêm, tháng 2/2017, phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang đã hỗ trợ 50 triệu để nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, lo ngại nhất hiện nay là việc nguồn nước bị ngọt hóa đột ngột. Ghẹ sẽ chết sạch trong vòng 24 giờ vì không chịu được nước ngọt. Ngoài lo sợ đó ra thì điều kiện tự nhiên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai rất thích hợp để nuôi ghẹ lột, không có đường lỗ nếu như nguồn nước đảm bảo.

“Những năm gần đây thị trường tiêu thụ ghẹ lột ngày càng mở rộng, con ghẹ lột có thịt chắc và ngọt nên người tiêu dùng rất thích. Mỗi lần xuất bán đều có 2-3 công ty về tận đầm thu mua, đầu ra khá ổn định. Từ khi nuôi con này kinh tế gia đình cải thiện rõ rệt, tôi không còn đi bắt tôm cá kiểu như trước nữa.”, Anh Sáu phấn khởi.

Theo đánh giá của Ông Hoàng Trọng Đoài – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên “sự thành công của mô hình không chỉ mang lại kinh tế trực tiếp cho người nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, ổn định đời sống của người dân mà còn hướng tới việc phát triển đa dạng đối tượng nuôi nhằm ổn định, phát triển sản xuất bền vững. Xã cũng tạo điều kiện cho hộ nuôi tổ chức các khâu sản xuất phù hợp, khắc phục những nhược điểm tồn tại, tăng hiệu quả sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm”.

Nguồn: moitruong.net.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *