Với giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nghệ đỏ thương phẩm, bà con nông dân ở thôn Bình Sơn, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có mức thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng/ha.
Tháng 3/2016, vợ chồng ông Phạm Văn Cầu (64 tuổi) và bà Trần Thị Kiệm (60 tuổi) ở thôn Bình Sơn mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 600m2 nghệ đỏ trên rẫy của gia đình. Do kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng nghệ củ thu hoạch không đạt được như mong muốn. Tuy vậy, diện tích nghệ của gia đình cũng cho thu nhập hơn 2 tấn củ.
Bà con nông dân tham quan mô hình trồng nghệ đỏ.
Theo ông Cầu, nếu khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật và công nghệ, mỗi sào cho thu hoạch 6 tấn nghệ củ nguyên liệu. Không chỉ đạt sản lượng cao, nếu trồng và thu hoạch đúng thời điểm thì tỷ lệ phần trăm tinh bột trong củ nghệ cũng cao.
Ông Cầu là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn đầu tư trồng nghệ đỏ. Để có được giống tốt, có kỹ thuật trồng và chăm sóc, ông đã lặn lội đến xã Krong (TP Kon Tum) tìm mua và học hỏi. Từ chỗ vừa học, vừa làm đến nay ông đã mở rộng diện tích nghệ của gia đình lên 8.000m2.
Bên cạnh việc phát triển diện tích nghệ, ông Cầu còn cung cấp giống nghệ cho bà con trong thôn với giá thấp để họ mở rộng trồng. Không những vậy, ông còn đầu tư 30 triệu đồng mua sắm máy móc sản xuất tinh bột nghệ. Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ từ 1 – 1,2 tấn nghệ nguyên liệu. Nếu bà con mở rộng diện tích, dồi dào nguyên liệu, gia đình ông tiếp tục mở rộng xưởng chế biến nghệ trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông cùng với Chi hội Phụ nữ thôn Bình Sơn xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng nghệ” với 32 hội viên tham gia và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ củ.
Tháng 3/2016, vợ chồng ông Phạm Văn Cầu (64 tuổi) và bà Trần Thị Kiệm (60 tuổi) ở thôn Bình Sơn mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 600m2 nghệ đỏ trên rẫy của gia đình. Do kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng nghệ củ thu hoạch không đạt được như mong muốn. Tuy vậy, diện tích nghệ của gia đình cũng cho thu nhập hơn 2 tấn củ.
Theo ông Cầu, nếu khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật và công nghệ, mỗi sào cho thu hoạch 6 tấn nghệ củ nguyên liệu.
Cây nghệ đỏ dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Cầu là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn đầu tư trồng nghệ đỏ. Để có được giống tốt, có kỹ thuật trồng và chăm sóc, ông đã lặn lội đến xã Krong (TP Kon Tum) tìm mua và học hỏi. Từ chỗ vừa học, vừa làm đến nay ông đã mở rộng diện tích nghệ của gia đình lên 8.000m2.
Bên cạnh việc phát triển diện tích nghệ, ông Cầu còn cung cấp giống nghệ cho bà con trong thôn với giá thấp để họ mở rộng trồng. Không những vậy, ông còn đầu tư 30 triệu đồng mua sắm máy móc sản xuất tinh bột nghệ. Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ từ 1 – 1,2 tấn nghệ nguyên liệu. Nếu bà con mở rộng diện tích, dồi dào nguyên liệu, gia đình ông tiếp tục mở rộng xưởng chế biến nghệ trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông cùng với Chi hội Phụ nữ thôn Bình Sơn xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng nghệ” với 32 hội viên tham gia và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ củ.
Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.