CategoriesCây ăn quả Cây công nghiệp và cây rừng Cây lương thực Cây thực phẩm Trồng trọt

Cảnh báo sâu bệnh tổng hợp tuần 1 tháng 11 (5-11/12)

Rầy, khô vằn, đen lép hạt… hại trên lúa mùa, lúa vụ 10 + 12 giai đoạn đẻ nhánh – thu hoạch. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ,… hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ…


1. Các tỉnh phía Bắc

– Cây ngô: bệnh đốm lá, sâu đục thân… tăng. Rau màu: bọ nhảy, rệp, dòi đục hành… hại nhẹ đến trung bình; Bệnh lở cổ rễ trên khoai tây, bệnh héo xanh, xoăn lá trên cà chua… tiếp tục gây hại.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại. Cam, chanh, bưởi: bệnh chảy gôm, ruồi đục quả,… hại các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém. Cây hồ tiêu: bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt có xu hướng tăng. Cây cà phê: bệnh gỉ sắt tăng, bệnh khô cành, rệp các loại… gây hại mức độ tăng chậm.

2. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa: Rầy, khô vằn, đen lép hạt… hại trên lúa mùa, lúa vụ 10 + 12 giai đoạn đẻ nhánh – thu hoạch. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ,… hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm, vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển, lây lan theo nguồn nước.

b) Cây trồng khác: Cây ngô và rau màu: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp… hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua gây hại; Bệnh đốm lá, khô vằn, sâu đục thân,… hại ngô giai đoạn trỗ cờ – thu hoạch.

– Cây cà phê: Rệp sáp, bệnh khô cành, gỉ sắt… tiếp tục gây hại. Cây hồ tiêu: tuyến trùng rễ, rệp sáp… tiếp tục gây hại. Cây điều: sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng, thán thư… hại tăng. Cây dừa: bọ cánh cứng tiếp tục gây hại.

3. Các tỉnh phía Nam

a) Cây lúa: Rầy nâu: phổ biến trưởng thành, trứng, tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá phát triển thuận lợi và gây hại trên trà lúa Đông Xuân sớm, trà lúa Mùa. Cần lưu ý đối với ốc bươu vàng, sâu năn, bệnh bạc lá vi khuẩn ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh – đòng, bệnh đen lép hạt ở giai đoạn trỗ chín.

b) Cây trồng khác: Cây thanh long: bệnh đốm nâu tăng diện tích nhiễm. Cây hồ tiêu: bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.

Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi tăng và bệnh thán thư giảm. Cây cà phê: bệnh khô cành giảm diện tích và rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

CỤC BVTV khuyến cáo

Trên lúa:

+ Để trừ ốc bươu vàng, dùng Honeycin 6G (5-6kg/ha), rải trên ruộng lúa xăm xắp nước 3-5cm khi ốc xuất hiện, hoặc rút nước cho ốc tập trung theo rãnh, rồi rải thuốc diệt ốc.

+ Đối với diện tích gieo sạ mới, dùng thuốc trừ cỏ Rainbow 410SE với cơ chế “Diệt mầm 2 lớp”. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (gồm Rainbow 125ml + Chất an toàn Fenclorim 50ml) cho 1.000m2. Phòng trừ rầy nâu, dùng Applaud 25WP – Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh VL-LXL), hoặc sử dụng Wellof 3GR (12-15kg/ha).

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ dùng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít) hoặc Wellof 330EC (0,8-1 lít/ha). Để trừ sâu đục thân dùng Nurelle D 25/2.5EC (1-1.5 l/ha). Để phòng trừ bệnh đạo ôn, dùng BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha). Sử dụng Aviso 350SC (0,35 l/ha) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 l/ha) phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công. Sử dụng Pulsor 23DC (0,22-0,33 l/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

Cây rau:

+ Dùng phân bón lá Foliar Blend cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng; kích thích sự phát triển của cây trồng, sự phát triển của vi sinh vật có ích trong đất.

Cây ngô (bắp): Dùng Maxer 660SC (1,25 – 2,5l/ha) trừ cỏ giai đoạn 7-20 ngày với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu: Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL, và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ. Để trừ nấm Phytophthora (gây bệnh chết nhanh), dùng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom, tưới 4-6l/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh cho cà phê.

Nguồn: Cục bảo vệ thực vật 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *