Bầu hồ lô không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng, làm đồ dùng để đựng đồ cũng rất đẹp. Trồng bầu hồ lô không khó, chỉ cần bạn chú ý một số kỹ thuật sau sẽ có những giàn bầu hồ lô trĩu quả.
1. Chuẩn bị trước khi trồng bầu hồ lô
– Chậu ươm hạt hoặc khay ươm
– Hạt giống bầu hồ lô: Hiện có rất nhiều loại hạt giống bầu hồ lô cho bạn lựa chọn. Việc lựa chọn hạt giống bầu hồ lô chất lượng sẽ giúp tăng năng suất về sau. Khi lựa chọn hạt giống bầu hồ lô, bạn nên lựa chọn hạt giống chắc khỏe, không sâu bệnh, tỉ lệ nảy mầm cao. Nên lựa chọn hạt giống tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín như
– Đất trồng: Đất ươm và trồng phải đảm bảo tơi xốp, trộn thêm chế phẩm Nấm Trichoderma, gieo hai hạt bầu hồ lô cho một bầu đất, độ sâu khoảng 2cm. Hoặc bạn có thể dùng đất sét nung để trồng.
– Xử lý hạt giống bầu hồ lô trước khi trồng: Hạt giống bầu hồ lô có phần vỏ dầy và cứng nên xử lý trước khi trồng sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm. Xử lý bằng cách: Pha 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh cho hạt bầu hồ lô vào ngâm trong 24giờ (1 ngày/đêm). Sau đó vớt hạt bầu hồ lô ra, rửa sạch chất nhầy bám trên hạt bằng nước lạnh để tiến hành gieo.
2. Gieo trồng và chăm sóc
– Ươm hạt: Bỏ đất vào chậu ươm, sau đó gieo hạt vào khay. Để khay vào chỗ mát, tưới nước hàng ngày sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm và phát triển thành cây con.
– Trồng cây con: sau khi cây bầu hồ lô cao khoảng 20cm thì mang ra trồng được. Dùng phân hữu cơ hoai mục trộn với đất theo tỷ lệ 30 phân hữu cơ 70 đất. Bộ rễ cây bầu hồ lô rất nhạy cảm, bạn nên nhẹ tay để bầu đất không vỡ ra.
– Tưới nước: Thời gian đầu nên tưới nước thường xuyên cho cây vào mỗi buổi sáng sớm và chiều mát.
– Làm giàn: Khi cây có dây leo, nên dùng cây tre làm giàn, dây thép căng ô vuông sẽ chắc chắc hơn. Các cây ngang dọc cách nhau 20cm là vừa.
– Bón phân: Với bầu hồ lô nên sử dụng phân hữu cơ. Khi cây bắt đầu bén rễ hòa phân hữu cơ hòa cùng nước để tưới cho cây. Thời gian bón phân mỗi đợt cách nhau 20 ngày.
– Sâu bệnh: Trong giai đoạn phát triển, bầu hồ lô sẽ bị các loại sâu bệnh như rệp, sâu vẽ bùa, bọ xít lá tấn công. Khi cây có biểu hiện của bệnh, nên dùng thuốc BrighTin phun vào ngọn và dưới lá. Phun vào lúc buổi sáng sớm hoặc chiều lúc tắt nắng và không mưa. Phun 3 ngày liên tục, sau 1 tuần nếu không hết phun tiếp.
– Ra hoa và thụ phấn: Sau 1 tháng kể từ khi trồng, bầu hồ lô sẽ cho ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao, nên tự thụ phấn cho hoa. Chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái, lúc này bạn sẽ thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái, vậy là được. Nếu sau khi thụ phấn gặp trời mưa, nên dùng nilong trùm hoa cái vừa thụ phấn sẽ tốt hơn.
Sau hơn 1 tháng, bạn có thể thu hoạch bầu hồ lô. Chỉ với một vài kỹ thuật cơ bản, bạn đã có những giàn bầu hồ lô sai quả trong vườn.
Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.