Có hay không các loại khoai tây màu tím, màu đỏ, màu xanh, màu đen, khoai tây vàng nghệ,… Hay chúng chỉ là sản phẩm của photoshop? Hãy cùng khám phá màu sắc lạ lùng trong thế giới các loại khoai tây này.
Khoai tây tím
Những củ khoai tây với màu tím nổi bật có thể làm giúp cho bàn ăn của bạn thêm nhiều màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, khoai tây tím còn rất có lợi cho sức khỏe do sự phong phú hợp chất chống oxy hóa.
Khoai tây tím có nguồn gốc ở Hồ Titicaca nằm trong vùng đồng bằng cao và sườn núi Peru, Bolivia. Chúng là một trong hàng ngàn giống khoai tây được gieo trồng có lịch sử 8.000 năm phát triển ở vùng Andes của Peru, Bolivia, Ecuador.
Hiện tại, khoai tây tím được trồng ở khu vực trồng khoai tây ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Châu Âu. Các nhà hàng thường nhập khoai tây tím về chế biến cho các thực đơn của mình. Khoai tây tím được bán quanh năm.
Những củ khoai tây với màu tím nổi bật có thể làm giúp cho bàn ăn của bạn thêm nhiều màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, khoai tây tím còn rất có lợi cho sức khỏe do sự phong phú hợp chất chống oxy hóa.
Khoai tây đỏ
Loại khoai này có vỏ màu đỏ, ruột màu vàng. Vị khoai rất đậm nên cũng khá được yêu thích khi chế biến món ăn.
Khoai tây đỏ khi đã nấu chín có kết cấu cứng giống như sáp nên thích hợp để chế biến các món luộc, chiên đút lò và cắt lát làm salad.
Khoai tây xanh
Thực tế, màu xanh xuất hiện trên củ khoai tây chứng tỏ có sự hiện diện của một chất độc có hại trong khoai tây chứ không phải chất độc tạo ra màu xanh này. Vì vậy mà các bà nội trợ Việt Nam thường rất ít khi chọn những củ khoai tây xanh. Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục.
Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là dấu hiệu cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe.
Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh. Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ chúng.
Đây cũng là lý do mà bà nội trợ không bao giờ cất khoai tây ở nơi có ánh sáng; chỉ nên lưu trữ chúng ở nơi thoáng mát và có nhiều bóng tối thì càng tốt.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của trái khoai tây “chuẩn” xanh mà không hề độc hại, vẫn sử dụng được như các loại khoai tây thông thường thì các bà nội trợ sẽ phải dè chừng.
Khoai tây đen
Khoai tây đen là một thuật ngữ được sử dụng cho các loại khoai tây sẫm màu đến đen sì.
Khoai tây có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, nhưng một loại khác sẽ làm bạn ngạc nhiên nhất và đó là màu đen. Bởi vì chúng hiếm hơn cả màu vàng và màu đỏ, những loại khoai có thể được tìm thấy ở nhiều nơi. Màu đen là kỳ lạ đến nỗi hầu hết mọi người không thể tưởng tượng chúng là khoai tây thực sự.
Khoai tây đen là một loại không bình thường. Họ có hình bầu dục điển hình của khoai tây truyền thống, nhưng điều thú vị nhất của nó là màu sắc.
Ruột khoai lại có màu vàng pha đen tạo nên màu sắc rất đẹp mắt và thú vị.
Khoai tây dây leo độc dị nhất thế giới (Khoai tây vàng nghệ)
Khoai tây không khí hay còn gọi là khoai tây dây leo là một thành viên của gia đình khoai mỡ có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi cận sa mạc Sahara. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học, giống khoai tây không khí này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Những năm 1905, giống khoai này được gửi đến Florida (Mỹ) để nghiên cứu như là một cây thuốc và bây giờ nó có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Florida, Louisiana, Mississippi, Texas, Hawaii, Puerto Rico và ngay cả ở Việt Nam.
Giống khoai này giống như một loài khoai dại. Nhìn bề ngoài, chúng có hình dáng khá giống với khoai tây Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được, sau đó đến lớp da có màu xanh và gọt lớp màu xanh đó thì có thể sử dụng được.
Ngoài ra, nhiều người còn truyền miệng nếu hái trái khoai này và để ở chỗ mát một thời gian lâu thì khi nấu, ăn rất dẻo, khoai cũng có mùi vị riêng.
Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.