CategoriesChăn nuôi thú y Đà Điểu Gia cầm

Kỹ thuật nuôi đà điểu từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Úm đà điểu con hay còn gọi là gột đà điểu là các kỹ thuật nuôi đà điểu từ lúc mới nở đến khi đà điểu con cứng cáp để có tỷ lệ sống cao nhất.

Chuồng nuôi gột

Nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ôtô… Nhà nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích như sau:

Tuổi đà điểu (ngày) Chuồng úm (m2/con) Sân chơi (m2/con)
1-30 0,3-0,5 2,0
30-60 0,7-1,3 3-3,5
60-90 1,5-2,0 4-6

Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nền được nhật sạch các dị vật như mảnh thủy tinh, sợi kim loại, que nhọn… Có thể trải một lớp cát mỏng lên bề mặt sân chơi để đà điếu vận động tốt và hút ẩm các chất đà điểu bài tiết.

Đà điểu đang úm dưới bóng đèn nhiệt hồng ngoại

Thảm lót và chất độn chuồng

Từ 1- 2 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng. Từ tuần thứ 3 trở đi dùng cát khô lót nền. Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao.

Máng ăn, máng uống

Máng ăn dùng bằng nhựa, cao su hoặc chậu sành, không dùng máng có góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân. Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành, sứ, nhựa hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà điểu thuận tiện khi uống bằng động tác ngậm nước đưa lên cao rồi mới nuốt.

Chọn đà điểu giống

Chọn đà điểu nở đúng ngày (ngày thứ 42 – 44), khoẻ mạnh không bị dị tật, nhanh nhẹn, mắt sáng, bụng gọn, khối lượng cơ thể đạt từ 0,8 – 1kg/con. Thức ăn và nuôi dưỡng

Tiêu chuẩn protein và năng lượng trong khẩu phần thức ăn tinh

Chỉ tiêu 0 -1 tháng tuổi  1-3 tháng tuổi
Protein (%) 21 19
ME (kcal) 2900 2800

Thức ăn nuôi đà điểu mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để đà điểu ăn không rơi vãi. Phương pháp cho ăn: cho ăn nhiều bữa trong ngày:

  • 1 – 30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày
  • 31 – 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày
  • 61 – 90 ngày tuổi cho ăn 2 – 3 lần/ngày.

Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điểu ăn được nhiều thức ăn tinh hơn. Đà điểu phát triền tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăng trọng như sau:

Khả năng thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thể

Tuần tuổi Khối lượng Thức ăn tinh (g/con/ngày)
Sơ sinh 0.85-0,90
1 roo 9,3
2 1,22 38,8
3 1,92 85,6
4 2,94 179,2
5 4,56 257,1
6 7,62 330,6
7 8,23 449,2
8 10,12 487,7
9 12,24 492,4
10 15,03 654,2
11 18,02 653,7
12 20,18 747,1
13 22,18 758,5

Thức ăn xanh gồm các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống…

Lưu ý: tuần đầu khối lượng sơ sinh có khả năng giảm đến 10 ngày, giai đoạn này đà điểu sử dụng nguồn dinh dưỡng chú yếu là noãng hoàn, vì vậy nhu cầu thức ăn ăn vào không quan trọng bằng nước uống. Cả giai đoạn cho ăn thức ăn tinh tự do.

Giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi rất quan trọng, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác các lứa tuổi sau.

Chăm sóc và quản lý

Nhiệt độ và ẩm độ

Sau khi nở 24 giờ đưa đà điểu vào quây úm vì bộ lông lúc này chưa đầy đủ, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho nó. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàn lớn (253 – 350g) dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những ngày tuổi đầu. Vì vậy, giữ ấm trong giai đoạn gột úm là hết sức quan trọng. Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu thấy nhiều con tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở, cần giảm nhiệt độ xuống; ngược lại nếu nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt và những con ngoài rìa run run thì đó là nhiệt độ thấp cần phải tăng nhiệt lên. Khi đủ ấm đà điểu vận động mau lẹ hoặc nằm rải rác, ngủ ngon lành.

Tuần tuổi Nhiệt độ (°C) Ẩm độ tốt nhất (%)
Mới xuống chuồng 32-33 65-75
1 30-32 70-80
2 28-30 70-80
3 24-26 70-80
4 22-23 70-80
>5 22 70-80

Từ 1 tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh. Ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65-75%

Ánh sáng – vận động

Ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hóa tốt, giảm bệnh tật, tăng trường nhanh. Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng đầy đù thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra ngoài sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng từ từ theo từng ngày và diện tích sân chơi cũng được mới rộng dần.

Một tháng thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời mưa, xấu thì phải nhanh chóng đưa chúng vào chuồng. Đà điểu không có tuyến nhờn ở phao cầu để bôi trơn lông vì vậy khi gặp mưa lông bị ướt, dẫn đến rét toàn thân, cảm lạnh.

Quy mô đàn

Để quan sát và chăm sóc đồng đều từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nên bố trí 20 – 25 con/quây úm. Quy mô lớn hơn đà điểu hạn chế vận động, tăng trưởng chậm nếu gặp tác nhân hại đột ngột gây kích động làm chúng sợ hãi nháo nhác dẫm đạp lên nhau dễ gây chấn thương và các khuyết tật về chân.

Điều kiện yên tĩnh

Hệ thần kinh đà điểu rất nhạy cảm, dễ phát sợ kinh động khi có tiếng động lớn, đột ngột hoặc có người lạ mặt.

Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay về bốn phía như đề phòng hiểm họa. Nếu có sự kinh động mạnh, cả bầy chạy toán loạn và có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chấn thương, rách da hoặc gẫy cổ mà chết.

Đề phòng các vật lạ

Vì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá, mảnh thủy tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này, dễ gây tổn thương đường tiêu hoá.

Nguồn: Caytrongvatnuoi được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *