CategoriesNông nghiệp bền vững

Phân công trách nhiệm nguồn nhân lực trong JGAP

Trong bất kỳ một tiêu chuẩn nào cũng đều có một hệ thống quản lý nguồn lực. Vậy thì trách nhiệm của từng bộ phận quản lý là gì?

Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến bà con về vấn đề phân công trách nhiệm nguồn lực quản lý trong tiêu chuẩn JGAP

1. Người quản lý nông trại

Người quản lý nông trại là người được phân quyền thay mặt ban lãnh đạo để quản lý nông trại. Người quản lý nông trại phải làm những việc sau:

1) Phải hiểu rõ phiên bản mới nhất của JGAP và phổ biến lại cho những người có trách nhiệm liên quan.

2) Phải có đủ khả năng để giải thích kiến thức liên quan tới những điểm kiểm soát của JGAP mà họ ứng dụng trong khu vực của họ.

2. Người quản lý sản phẩm

  • Trách nhiệm của người quản lý sản phẩm là giám sát các mục sau:

1) Giám sát loại sản phẩm và tiêu chuẩn (Giống, phương pháp canh tác…)

2) Thông số giao hàng, bao gồm cả cách đóng gói, số lượng và cân nặng

3) Quản lý thông tin trên bao bì sản phẩm

4) Đảm bảo an toàn và chất lượng nông sản

5) Xử lý khiếu nại hoặc bất thường của sản phẩm, và quy trình thu hồi sản phẩm

  • Trách nhiệm cho người quản lý sản phẩm như sau:

1) Phải có đủ khả năng để giải thích kiến thức liên quan tới những điểm kiểm soát của JGAP mà họ ứng dụng trong khu vực của họ.

2) Phải nỗ lực để nâng cao những kiến thức trong việc kiểm soát sản phẩm.

3. Người quản lý phân bón

Người có trách nhiệm quản lý phân bón giám sát, lựa chọn, đo lường, ứng dụng và lưu trữ phân bón.

Người có trách nhiệm quản lý phân bón thực hiện các công việc sau:

1) Phải có khả năng giải thích kiến thức của mình về các điểm kiểm soát JGAP trong khu vực làm việc của mình.

2) Cố gắng nâng cao kiến thức về phân bón và quản lý đất đai.

4. Người quản lý hóa chất nông nghiệp

Người có trách nhiệm quản lý hóa chất nông nghiệp giám sát, lựa chọn, đo lường, ứng dụng và lưu trữ hóa chất nông nghiệp.

Người có trách nhiệm quản lý hóa chất nông nghiệp thực hiện các công việc sau:

1) Phải có khả năng giải thích kiến thức của mình về các điểm kiểm soát JGAP trong khu vực làm việc của mình.

2) Cố gắng nâng cao kiến thức về hóa chất nông nghiệp.

3) Phải cập nhật được những thông tin mới nhất về tiêu chuẩn áp dụng hóa chất nông nghiệp và có thể trình bày những thông tin trong vòng 1 năm qua.

5. Nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn lao động

Nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn lao động giám sát công việc để ngăn ngừa các thương tích hoặc tai nạn tại nông trại.

Nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn lao động thực hiện các công việc sau:

1) Phải có khả năng giải thích kiến thức của mình về các điểm kiểm soát JGAP trong khu vực làm việc của mình.

2) Cố gắng nâng cao kiến thức về an toàn lao động.

3) Phải cập nhật và hiểu được những thông tin mới nhất về an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc và cơ sở hạ tầng.

4) Phải đảm bảo rằng nông trại luôn có người có thể tiến hành sơ cấp cứu, và phải đảm bảo rằng người đó đã được huấn luyện về sơ cấp cứu.

6. Nhân viên chịu trách nhiệm về quản lý lao động

Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động giám sát công việc để quản lý môi trường làm việc, phúc lợi, điều kiện lao động tại nông trại.

Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động thực hiện các công việc sau:

1) Đủ khả năng giải thích những hiểu biết của mình về các Điểm kiểm soát JGAP trong khu vực mình phụ trách.

2) Nỗ lực cải thiện kiến thức của bản thân về nhân quyền, phúc lợi và việc quản lý lực lượng lao động.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *