CategoriesNông nghiệp bền vững

Quản lý nông trại theo tiêu chuẩn JGAP

 JGAP (Japan Good Agricultural Practices) là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Nhật Bản. Bộ tiêu chuẩn JGAP được xây dựng vào năm 2007 với hơn 130 tiêu chí kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng đầu thế giới, được công nhận là bộ chuẩn đạt chất lượng tương đương tham chiếu với Global GAP.

Để xây dựng nông trại theo tiêu chuẩn JGAP, nông dân cần nắm rõ những quy trình quản lý nông trại cơ bản sau:

1. Hình dung về quản lý nông trại

Quản lý nông trại cần ghi chép những thông tin xung quanh nông trại như:

  •  Tên nông trại, địa chỉ, số đt cần liên lạc
  • Những sản phẩm được sản xuất hay được lên kế hoạch để sản xuất
  • Danh mục quy trình sản xuất
  • Vùng sản xuất (tên, địa chỉ, diện tích lô đất, loại cây trồng)
  • Nhà kho (tên, địa chỉ, đồ vật để trong kho như hóa chất nông nghiệp, phân bón, nhiên liệu, máy móc,..)
  • Cơ sở xử lý sản phẩm (tên/đặc điểm nhận diện, địa chỉ, mặt hàng cần xử lý)
  • Các nhà thầu phụ (tên, quy trình thuê ngoài, địa chỉ, số điện thoại liên lạc

Ngoài ra cần có bản đồ chỉ ra những vùng sản xuất và cơ sở của nông trại; những vùng xung quanh nông trại

2. Trách nhiệm của quản lý cấp cao

Thiết lập một sơ đồ tổ chức thể hiện những cá nhân đảm trách các công việc cụ thể sau:

1) Ban lãnh đạo
2) Quản lý nông trại (một cá nhân phụ trách công tác quản lý nông trại)
3) Nhân viên phụ trách quản lý sản phẩm (một cá nhân có thể xử lý các trường hợp bất thường và khiếu nại liên quan đến những vấn đề về an toàn vệ sinh sản phẩm và thực phẩm)
4) Nhân viên phụ trách vận hành cơ sở xử lý sản phẩm (một cá nhân phụ trách hoạt động của các cơ sở xử lý sản phẩm)
5) Nhân viên phụ trách quản lý phân bón (một cá nhân phụ trách việc lựa chọn, lên kế hoạch, bón phân và lưu trữ phân bón)
6) Nhân viên phụ trách quản lý hóa chất nông nghiệp (một cá nhân phụ trách việc lựa chọn, lên kế hoạch, áp dụng và lưu trữ hóa chất nông nghiệp)
7) Nhân viên phụ trách mảng an toàn lao động (một cá nhân phụ trách công tác phòng chống thương tích và tai nạn trong quá trình lao động)
8) Nhân viên phụ trách quản lý lao động (một cá nhân phụ trách quản lý môi trường làm việc tại nông trại, chế độ đãi ngộ, điều kiện lao động như số giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các ngày nghỉ lễ và tiền lương)

Ban lãnh đạo đề ra những nguyên tắc và mục tiêu chung của nông trại. Hoạt động kiểm tra của ban lãnh đạo nên diễn ra ít nhất mỗi năm một lần, dựa trên kết quả những bài tự đánh giá (hoặc kết quả những cuộc kiểm tra nội bộ nếu là một nhóm hộ), đồng thời chỉ đạo những biện pháp cải tiến cần thiết đến các nhân viên phụ trách công việc tương ứng, nếu cần.

Thực hiện công tác tự đánh giá ít nhất một năm một lần, do người am hiểu về JGAP thực hiện và kết quả phải được lưu lại. Dựa trên kết quả của bài đánh giá, chủ động khắc phục những điểm chưa phù hợp với các tiêu chí đề ra.

Công tác tự đánh giá nông trại theo tiêu chuẩn JGAP được thực hiện ít nhất một lần mỗi năm, do người am hiểu về JGAP đảm nhận, và kết quả cuộc đánh giá phải được lưu lại. Dựa trên kết quả của bài đánh giá, chủ động khắc phục những điểm chưa phù hợp với các tiêu chí đề ra, đồng thời lưu lại những hoạt động khắc phục trên.

Cần có công tác bảo vệ tài sản trí tuệ và không vi phạm bản quyền của người khác.

3. Hoạch định và đánh giá

Người quản lý nông trại thiết kế một kế hoạch sản xuất, bao gồm những mục sau:
1) Các hoạt động và thời gian thực hiện hoạt động
2) Sản lượng ước tính của mỗi mặt hàng
3) Mục tiêu về năng suất

Ghi chép những hoạt động tại vùng sản xuất và cơ sở xử lý sản phẩm. Lưu lại công tác thực hiện kế hoạch đã thiết kế trong điểm kiểm soát .

Đánh giá kế hoạch và công tác thực hiện kế hoạch, và sử dụng kết quả đánh giá cho lần thiết kế kế hoạch tiếp theo.

4. Quản lý rủi ro trong quá trình canh tác và thu hoạch

  • Phòng chống ô nhiễm chéo tại vùng sản xuất và kho lưu trữ
  • Đánh giá tính phù hợp của vùng sản xuất mới
  • Biện pháp đối phó với những vấn đề của vùng sản xuất mới
  • Ghi chép quá trình thu hoạch
  • Đánh giá các mối nguy về an toàn thực phẩm( tại quá trình thu hoạch)
  • Thiết lập các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trinh (tại quá trình thu hoạch)
  • Thực thi các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trình( tại quá trình thu hoạch)

5. Quản lý rủi ro trong quá trình xử lý sản phẩm

  • Ngăn ngừa lây nhiễm chéo và lẫn tạp chất do các dụng cụ xử lí sản phẩm.
  • Tài liệu hóa quy trình xử lý sản phẩm
  • Đánh giá các mối nguy về an toàn thực phẩm( tại quá trình xử lý)
  • Nhận dạng các mối nguy về an toàn thực phẩm cụ thể dành riêng cho một số loại nông sản đặc biệt.
  • Thiết lập các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trình( tại quá
    trình xử lý)
  • Thực thi các biện pháp khắc phục, quy tắc và quy trình( tại quá trình thu hoạch)

6. Phòng vệ thực phẩm

Phòng vệ thực phẩm là thuật ngữ được dùng để chỉ những hoạt động bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm chống lại những hành động gây lây nhiễm hoặc đầu độc có chủ ý.

7. Quản lý nguồn cung

Gồm: Quản lý nhà cung cấp phụ, quản lý nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ

8. Quản lý sản phẩm

Trang trại phải tuân thủ theo hướng dẫn của chính phủ về trồng trọt và vận chuyển sản phẩm liên quan đến nguy cơ hạt nhân, và nông trại phải chứng minh độ an toàn của sản xuất thông qua phân tích về phóng xạ chẳng hạn.
Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát độ an toàn của đất, nước và phân bón.

9. Xử lý khiếu nại, những điểm bất thường và việc vi phạm quy định

  • Khi xảy ra khiếu nại hoặc có bất thường về sản phẩm phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm về quản lý sản phẩm.
  • Phân tích tình huống xảy ra và tác động của nó ( bao gồm cả quyết định thu hồi sản phẩm)
  • Hành động khẩn cấp ( Thông báo với khách hàng bị ảnh hưởng, tư vấn và thông báo cho các bên liên quan, thu hồi sản phẩm, tiêu hủy các sản phẩm có vấn đề…
  • Phân tích nguyên nhân
  • Hành động khắc phục
  • Báo lên tổ chức kiểm tra JGAP và tổ chức chứng nhận trong trường hợp tìm thấy những vấn đề bất hợp pháp.

Cần có quy trình xử lý và biện pháp khắc phục việc nông trại vi phạm những quy tắc đề ra

10. Nhận diện sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc

Truy vết: Thông tin bên ngoài của sản phẩm (tên nông trại, tên sản phẩm, nơi xuất xứ) , ghi chép đầy đủ về vận chuyển, thu hoạch.

Xử lý sản phẩm từ các nông trại khác

Nguồn: JGAP được tổng hợp lại bởi Farmtech Viet Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *