CategoriesCá Ngừ Nuôi trồng thủy sản Tôm

Nuôi cá ngừ đại dương hứa hẹn đem lại nguồn lợi lớn

Theo đánh giá của Ông Kunihiro Igari – Chuyên gia nuôi trồng Công ty Try-Tokyo, tiềm năng nuôi cá ngừ đại dương ở Việt Nam, đặc biệt là ở vịnh Vân Phong và Cam Ranh rất lớn, bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Cá ngừ được xem là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá ổn định. Năm 2019, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 719 triệu đô la, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 8,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Cá ngừ vây vàng

Cá ngừ đại dương thường sống ở vùng nước sâu, trọng lượng từ 40-50kg đến trên 100kg, muốn nuôi chúng đòi hỏi phải đầu tư những trang thiết bị hiện đại và vị trí đặt lồng phải ở những vị trí đủ sâu, đủ xa…nói chung là rất khó khăn và mạo hiểm. Vậy nhưng trên thế giới nghề này đã bắt đầu “thịnh”, nhất là tại Úc. Sự phát triển của nghề nuôi cá ngừ đại dương ở khu vực phía Nam nước Úc đã mang lại nguồn thu rất lớn cho các chủ trại nuôi. Nếu như trong những năm 1992 – 1993, hoạt động nuôi cá ngừ chỉ đạt giá trị xấp xỉ 6 triệu USD thì hiện con số này đã lên hàng trăm triệu USD.

Bắt đầu từ năm 1991, ở vùng phía Nam nước Úc có 15 trại nuôi cá ngừ nằm ở 18 địa điểm nuôi khác nhau, mỗi điểm nuôi được triển khai trên diện tích 20 – 30ha. Lồng nuôi cá ngừ khá đặc biệt, chúng được thiết kế dạng hình trụ, đường kính 30 – 40m, làm bằng nhựa polyethylene, vòng tròn nổi trên mặt nước có thể đứng quan sát được và được giữ bởi các trụ chống. Lưới dùng làm lồng nuôi cá ngừ đại dương thường có kích thước mắt lưới từ 60-90mm. Độ sâu của tấm lưới khoảng 12-20m và cách nền đáy tối thiểu 5m. Tại Úc, một chiếc lồng nuôi như vậy có giá rất đắt, khoảng 80.000-200.000 USD. Mật độ thả cá ngừ không quá 4kg/m3 nước, sản lượng nuôi dưới 400 tấn cho một vùng nuôi 30ha và khoảng cách giữa 2 vị trí lồng nuôi không dưới 1km.

Cá ngừ con được khai thác bằng lưới vây, sau đó chúng được chuyển ngay sang một chiếc lồng nằm ngay mạn tàu thông qua một cổng lưới. Sau đó, cá ngừ con được lai dắt về khu vực lồng nuôi bằng tàu thuỷ với vận tộc 1 – 2 hải lý/giờ. Mặc dù được cho là cá giống, cá con nhưng trọng lượng của chúng đã là 15-25kg (!) và chiều dài đạt 90-120cm. Nguồn thức ăn chủ yếu của cá ngừ đại dương là các loài động vật thân mềm, giáp xác và cá nhỏ. Người ta cho các ngừ ăn 2 lần/ngày và 6 – 7ngày/tuần, sau quá trình nuôi thương phẩm, trọng lượng trung bình của cá tăng từ 10-20kg/con và tỷ lệ chết nhỏ hơn 2%.

Khai thác cá Ngừ trở thành người làm giàu cho nông dân

Còn ở Việt Nam? Cá ngừ đại dương được khai thác nhiều ở nước ta, chủ yếu là các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên chất lượng và sản lượng không đủ cho chế biến xuất khẩu, nhất là những tháng cuối năm, sản lượng rất thấp. Qua khảo sát, lượng cá ngừ đại dương vây vàng con (1- 10kg) ở nước ta khá nhiều, chúng thường được khai thác gần bờ bằng nghề lưới vây, câu tay và lưới đăng. Chỉ tính riêng nghề lưới đăng tại 4 đầm đăng tại Khánh Hoà, hàng năm đã thu được khoảng 32 tấn cá ngừ con. Cá ngừ vây vàng con không thể làm hàng xuất khẩu mà chỉ có thể bán tại các chợ nội địa với giá 30.000đồng/kg nhưng nếu lượng cá con dồi dào này được nuôi vỗ béo, đạt đến trọng lượng xuất khẩu, giá trị của chúng sẽ tăng gấp nhiều lần.

Hàng năm các doanh nghiệp chế biến cá ngừ đã phải hàng trăm triệu đô la để nhập khẩu nguyên liệu do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ. Bên cạnh đó, lại còn phải chịu thuế suất nhập khẩu rất cao, từ 15 – 20%. Do đó, phát triển nuôi cá ngừ đại dương trở thành một xu hướng tất yếu của Việt Nam trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản.

Theo khảo sát của Hội Nghề cá Việt Nam, cá ngừ đại dương là loài di cư rộng, trữ lượng đi qua vùng biển Việt Nam, không kể cá ngừ bố mẹ sinh sản khoảng 45.000 tấn, tập trung chủ yếu ở ngoài khơi miền Trung. Mùa vụ khai thác chính kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 của năm sau. Những tháng còn lại ngư dân vẫn có thể khai thác nhưng năng suất không cao.

Qua khảo sát cùng với nhiều đề tài nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đều nhận định, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá ngừ đại dương, đặc biệt là cá ngừ vây vàng. Lượng cá ngừ đại dương vây vàng con từ 1 – 10 kg ở Việt Nam khá nhiều, thường được khai thác gần bờ bằng nghề lưới vây, câu tay và lưới đăng.

Chỉ tính riêng nghề lưới đăng tại 4 đầm đăng tại Khánh Hòa, hàng năm thu được gần 40 tấn cá ngừ con. Cá ngừ vây vàng con không thể làm hàng xuất khẩu mà chỉ có thể bán tại các chợ nội địa với giá 30.000 đồng/kg. Nhưng nếu lượng cá con dồi dào này được nuôi vỗ béo, đạt đến trọng lượng xuất khẩu, chắc chắn giá trị sẽ tăng gấp nhiều lần.

Sản phẩm cá ngừ nuôi có chất lượng hơn hẳn so với sản phẩm khai thác tự nhiên và thường được chủ động đưa ra thị trường vào những thời điểm có lợi nhất nên có thể bán với giá cao. Nghề nuôi CNĐD được kỳ vọng sẽ đem lại nguồn lợi lớn trong tương lai không xa.

Từ năm 2010, TS Nguyễn Long đã thành công với đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác CNĐD giống (vây vàng và mắt to) phục vụ nuôi thương phẩm”.

Tiếp đó, Viện Nghiên cứu hải sản đã triển khai nhiệm vụ lưu giữ và nuôi đàn CNĐD giống vây vàng và mắt to nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, thăm dò khả năng nuôi CNĐD trong lồng ở vùng biển ven bờ nước ta.

Cá ngừ đưa về vùng nuôi tại Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa và được thả trong 2 lồng tròn có đường kính 8m, sâu 6m. Thức ăn chủ yếu để nuôi CNĐD là một số loài cá nhỏ như cá trích, cá nục.

Từ những thành công bước đầu kể trên, đề tài “Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to tại Việt Nam”, mã số KC.06.07/11-15 đã được thực hiện tiếp nối. Đây là đề tài do Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NNPTNT) đề xuất và được Bộ KHCN phê duyệt triển khai.

Đề tài được triển khai với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ nuôi cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to ở điều kiện Việt Nam; có được mô hình nuôi cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Nguồn: Tổng hợp và đã được kiểm duyệt bởi Farmtech.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *