CategoriesCà Phê Cây công nghiệp và cây rừng Trồng trọt

Kỹ thuật trồng Cà Phê Vối (Robusta Coffee) công nghệ cao – Phần 2

Ở phần 1, Farmtech VietNam đã giới thiệu cho bạn đọc về đặc điểm của cây cà phê vối (Robusta) cùng với kỹ thuật nhân giống. Ở phần 2, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối.

VI. KỸ THUẬT TRỒNG – CHĂM SÓC:

1. Chuẩn bị đất:

Đất phẳng được dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước theo sơ đồ thiết kế vườn cà phê như sau:

Sơ đồ thiết kế vườn trồng cà phê

2. Kỹ thuật trồng:

Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6).

Khoảng cách, mật độ: Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại. Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x 2.5 m (1.330 cây/ha).

Cách trồng: Đào hố trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60 x 60 x60 cm. Lớp đất mặt để một phía, sau đó trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg super lân + 0.5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc trồng bón lót ngoài tán lá cây 100 gram phân NPK 16 – 16 – 8 – 13 S.

*Chú ý: Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn, để phòng cây bị lấp.

3. Bón phân chăm sóc:

3.1 Phân bón:
Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao. Chất hữu cơ rất quan trọng đối với cây cà phê, cần bón mỗi năm với số lượng 10-15kg phân chuồng hoai/cây, bón vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân hóa học bón cho 1 ha cà phê:

Lượng phân bón hóa học cho 1 ha cà phê

3.2 Tưới nước kết hợp với bón phân qua hệ thống đường ống:

– Lần thứ nhất: Bón vào đầu mùa mưa (tháng 3 đến tháng 5), dùng 35% lượng đạm, 30% lượng kali. Chia là 6 lần bón, chu kỳ 10 ngày/lần.
– Lần thứ hai: Bón vào giữa mùa mưa(tháng 7 đến tháng 8), dùng 40% lượng đạm, 40% lượng kali, 40% lượng lân. Chia làm 5 lần bón, chu kỳ 10 ngày/lần.
– Lần thứ ba: Bón vào cuối mùa mưa(tháng 10-11), dùng 25% đạm, 60% lân, 30% kali. Chia 5 lần bón, chu kỳ 7 ngày/lần.

Chú ý: Phải bổ sung lượng phân khoảng 30-40% so với tổng lượng phân bón trong năm để phục hồi sinh trưởng đối với vườn cà phê cho năng suất cao, tránh tình trạng suy kiệt cây.

Lần tưới đầu khi hoa có hình dạng hình mỏ sẻ màu xám hoặc xám xanh. Sau đó tưới định kỳ 7 ngày/lần đối với đất sỏi cơm, 10-12 ngày/lần đối với đất đỏ bazan, đảm bảo 150-200 lít/cây/lần tưới. Có điều kiện dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc cây trong mùa khô.
Mỗi lần bón hòa tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước, phân theo hệ thống đi đến từng gốc cây.

Phương pháp tưới nước tiết kiệm

Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống:
+ Tiết kiệm lượng nước tưới.
+ Tiết kiệm dầu tưới.
+ Tiết kiệm công tưới.
+ Tiết kiệm làm bồn.
+ Tăng hiệu quả của việc bón phân.
+ Tăng năng suất và chất lượng trái.
+ Hạn chế lây lan bệnh cây, nhất là bệnh rễ cây.

Mô hình : Hệ thống tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống:


4. Tạo hình:

Chú thích: Căn cứ vào hướng dẫn các đợt bón phân trong quy trình kỹ thuật, mỗi đợt lượng phân bón được hòa tan vào hệ thống tưới 3-4 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, chia nhỏ lượng phân ra các lần bón như thế sẽ góp phần giảm thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.

Pha phân: Khi bón phân cho cây, phân bón được ngâm trước 1 ngày, thường xuyên khuấy đều khi ngâm phân để hòa tan hoàn toàn lượng phân cần tưới vào bồn chứa dung dịch phân( không nên sử dụng các loại phân khó tan)

Nguyên tắc hoạt động:

– Khi vận hành máy bơm, dưới lực hút của máy nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hút vào máy bơm và được khuấy đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi vào trong máy bằng khoá điều chỉnh.
– Từ máy bơm, một lượng nước chứa phân được đưa đến bộ lọc( tránh nghẹt béc) rối đến ống cấp 1. Nếu nước trong bồn bị cạn hệ thống sẽ ngưng hoạt động.
– Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.
– Ồng cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đạt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng tất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đầu, đồi dốc…

4.1 Nuôi đa thân: Ở Đồng Nai các nhà vườn thường áp dụng phương pháp này giữ lại mỗi gốc 3 thân phân đều xung quanh. Phương pháp này có nhược điểm là chu kỳ kinh tế ngắn (5 – 7 năm). Để khắc phục nhược điểm trên, có thể phối hợp với biện pháp nuôi thêm thân (cành vượt), thay thế những thân chính có hiện tượng tán dù. Chọn chồi khoẻ ở phần gốc, sau thu hoạch cần cưa bỏ thân đã có hiện tượng tán dù giúp cho chồi non phát triển.

4.2 Tỉa cành: Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.

4.3 Cưa đốn phục hồi: Những vườn cà phê đã già cỗi, cho năng suất thấp thì cưa đốn phục hồi vào cuối mùa thu hoạch trái. Vị trí cưa: cách gốc 20-30 cm, giữ lại mỗi gốc 3 chồi tốt nhất phân bố đều quanh gốc.

VII. THU HOẠCH – CHẾ BIẾN – BẢO QUẢN:

1. Thu hoạch:

Khi thu hoạch chỉ nên hái trái cà phê vừa chín vì những trái cà phê quá chín hoặc xanh là nguyên nhân làm cho cà phê mất mùi vị ngon. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho nấm mốc và độc tố phát triển.

Cà phê thu hoạch ngày nào, chế biến ngay ngày đó, không nên ủ quá 24 giờ, làm giảm chất lượng.

2 Chế biến: Có 2 phương pháp:

Chế biến ướt: Xát tươi loại bỏ phần vỏ, thịt, sau đó lên men hay xát bỏ phần nhớt bám xung quanh vỏ trấu, ngâm rửa rồi đem phơi.

Xát vỏ cà phê trong phương pháp chế biến ướt

Chế biến khô: Sau khi thu hoạch đem phơi cả quả, không qua khâu xát tươi. Cà phê được phơi trên nền ximăng, trên tấm vải nhựa. Phơi từng lớp mỏng (không dày quá 3-4cm) và đảo qua lại thường xuyên.

Phơi khô trái cà phê có cả vỏ

3. Bảo quản sau thu hoạch:

Chỉ đưa vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% để cà phê không bị lên men mốc, không bị mất mùi, không để trực tiếp trên nền đất.

Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thông gió tốt và đề phòng nước dột, không để cà phê sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê, chứa cà phê trong bao không quá đầy.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *