CategoriesBảo quản và chế biến nông sản Kỹ thuật nông nghiệp

Học hỏi phương pháp bảo quản, chế biến nông sản của Australia

Công nghệ xử lý sau thu hoạch được dùng ở Australia đối với các loại quả được thực hiện rất liên hoàn và khép kín, nó đã góp phần làm cho chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng rất cao. Hệ thống của xử lý sau thu hoạch được thiết kế để giảm thiểu các chí phí về lao động, giảm thiểu các thiệt hại trong quá trình gìn giữ chất lượng sản phẩm, ví dụ: qua tác hệ thống vận chuyển, phân phối và tiếp thị,… vì có thể các nhà vườn không nhận được khoản thu nhập nào về sản phẩm cho đến khi sản phẩm ra đến chợ bán buôn.

Các khu vực sản xuất thường cách xa các chợ lớn nên cần có các công nghệ và các hệ thống thích hợp để giảm thiểu các tổn thất và giữ sự toàn vẹn về chất lượng của sản phẩm trong quá trình đảm bảo an toàn thực phẩm. Các vấn đề được đề cập để bà con nông dân tham khảo và học hỏi bao gồm: yêu cầu về thu hoạch trên ruộng (các phương tiện giúp thu hoạch, đóng gói), các nhà đóng gói (xử lý, phân phẩm cấp, lựa chọn, đóng gói, làm lạnh,…), bảo quản và vận chuyển (làm lạnh, bốc xếp hỗn hợp) và các chợ bán buôn.

Bảo quản và chế biến nông sản chuẩn Australia

Nguồn: caytrongvatnuoi.com

Các phương tiện giúp thu hoạch

Các phương tiện giúp thu hoạch được phát triển để khắc phục các vấn đề thu hoạch riêng biệt.

Ví dụ: Giống xoài Kensington Pride của Australia nhạy cảm với nhựa, nhựa xoài ứa ra khi cuống bị cắt làm cho quả có thể bị biến màu hoặc phát triển một vết rám nghiêm trọng làm giảm đáng kể chất lượng quả. Phương tiện giúp thu hoạch làm cho xoài rơi xuống một mảnh vải dầu (nhựa) được phun một dung dịch chất tẩy. Mảnh vải dầu này không gây hư hại cho quả cây khi quả cây từ trên rơi xuống, trong khi chất tẩy làm tan nhựa xoài, bảo vệ quả khỏi hư hỏng.

Các thao tác chung trong nhà đóng gói

Các thao tác chung trong nhà đóng gói bao gồm: kiểm tra sơ bộ để loại bỏ những cành lá thừa và các sản phẩm bị hư hỏng, phân loại theo chất lượng và kích thước, dán nhãn, đóng gói và xếp lên palet các thùng các tông đã đóng gói phải được làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp cho bảo quản, vận chuyển. Việc dùng các hóa chất sau thu hoạch trong nhà đóng gói (thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm,…) sẽ được những nhà chức trách về y tế và thực phẩm quy định, những sai sót sẽ được xử lý riêng biệt (điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng sản phẩm).

Các hệ thống được dùng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đều tương đối tiêu chuẩn thì nhà đóng gói cũng phải tuân thủ những quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm như nước rửa, hóa chất sử dụng để bảo quản,… Về nhãn mác, nhiều loại quả được dán nhãn với một cái nhãn có sẵn cồn dính, có ghi tên nhãn hiệu và số hiệu nhà đóng gói. Thao tác này trước kia thường làm bằng tay, hiện nay công đoạn này được làm bằng thiết bị hiện đại.

Ngày nay, trong khi dây chuyền và máy phân phẩm cấp theo kích cỡ hình ống (roller) kiểu cũ vẫn còn được dùng thì cũng đã có những thiết bị hiện đại để phân phẩm cấp được điều khiển bằng máy tính và hướng sản phẩm đi vào các dây chuyền đóng gói thích hợp, ở các nước phát triển còn có những hệ thống phân phẩm cấp bằng màu sắc khi sản phẩm đi qua dây chuyền.

Việc đóng gói cuối cùng vào thùng các tông phần lớn đều làm bằng tay nhưng cũng có thể sử dụng cơ giới hóa. Nói chung chỉ có các nhà đóng gói với khối lượng rất lớn mới có thể dung nạp được hệ thống này.

Làm lạnh và nhiệt độ hô hấp

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì chất lượng sản phẩm, nó sẽ kéo dài thời gian sử dụng cho các loại quả tươi. Có một phương pháp làm lạnh đơn giản là làm lạnh bằng khí hyđrô. Trước khi đóng gói, các thùng chứa rau quả tươi được làm lạnh bằng khí hyđro, bằng cách ngâm vào nước lạnh hoặc phun nước lạnh vào rau, quả tươi.

Sau khi đóng gói, ở mặt trên của thùng các tông để hở nhưng yêu cầu không thấm nước và như vậy có thể cho phép làm lạnh bằng cách tưới nước lạnh. Nước được tái lưu thông qua hệ thống làm lạnh và một lần nữa sản phẩm phải chịu được những điều kiện ẩm ướt. Làm lạnh trong các phòng lạnh là phương pháp phổ biến đối với các loại rau quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với sản phẩm đã được đóng gói và xếp vào kho lạnh.

Đối với các sản phẩm đã được xếp vào palet, quá trình làm lạnh trong hệ thống phòng lạnh tĩnh sẽ diễn ra chậm hơn do rất ít không khí lạnh tiếp xúc được với sản phẩm. Hệ thống nén không khí có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tốc độ làm lạnh và giúp quá trình làm lạnh có hiệu quả hơn. Phương pháp làm lạnh chân không cũng là một phương pháp cần được đề cập đến, song ít phổ biến. Được biết khi sử dụng phương pháp này cho sản phẩm có thổ gây ra hiện tượng bốc hơi nước, cứ làm lạnh khoảng 6°c sẽ mất 1% độ ẩm của sản phẩm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục bằng cách phun nước vào rau quả trước hoặc trong quá trình làm lạnh.

Mọi sản phẩm ngay sau khi làm lạnh bằng phương pháp nào cũng đều được chuyển đến phòng bảo quản lạnh càng sớm càng tốt nhằm duy trì nhiệt độ mong muốn.

Tiêu chuẩn đóng gói

Loại bao bì đóng gói rau quả phổ biến nhất là làm các thùng bằng bìa xơ ép, đôi khi một số loại thùng được tráng sáp để tăng độ bền, nhất là nơi có thể gặp độ ẩm tự do cao. Những bao bì poly-ethylen cũng phổ biến nhưng việc hủy bỏ các bao bì đã dùng này lại là một vấn đề. Nói chung tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể ta có thể sử dụng bao bì ngăn chia bằng xơ ép giấy bọc, khay nhựa, hoặc màng chất dẻo,… cho phù hợp.

Đa phần các thùng bằng bìa xơ ép chỉ được sử dụng một lần, hãn hữu mới dùng hai lần trong khi đó các thùng nhựa poly-ethylen có thể dùng được nhiều lần hơn, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm được bảo quản và cấu trúc của từng loại thùng, vì chi phí cho các loại thùng này thường khá tốn kém.

Hiện nay, các nhà sản xuất thùng các tông đang thử nghiệm sản xuất loại thùng nhựa đựng rau, quả có thể tái sử dụng. Như vậy, nhà vườn và nhà đóng gói sẽ thuê chứ không phải mua các loại thùng này nữa, nhờ vào tính đa dụng của các loại bao bì đóng gói này, có thể làm cho chi phí đóng gói giảm xuống từ 10-20% so với chi phí hiện hành.

Đặc điểm chung của hầu hết các bao bì đóng gói là chúng có kích thước tiêu chuẩn và rất phù hợp đối với các palet tiêu chuẩn hóa của Australia, các loại bao bì đóng gói được thiết kế có cả lỗ thông gió, cho phép làm lạnh bằng không khí cưỡng bức. Bao bì đủ độ bền để bảo vệ được sản phẩm đựng bên trong qua các hệ thống xử lý.

Palet ở Australia thường có quy định chung và thống nhất về kích thước. Công cụ này thường được thuê dùng để vận chuyển sản phẩm đến các chợ và sau đó trả về các kho hàng của chợ. Hầu hết các thùng các tông đều được thiết kế với kích cỡ theo tiêu chuẩn.

Ví dụ: Một thùng bìa có kích thước là 580mm dài X 385mm rộng sẽ xếp vừa ba cái theo chiều ngang (1.155mm) và hai theo chiều dọc (1.740mm) vào một palet tiêu chuẩn.

Vận chuyển

Phần lớn rau, quả tươi được vận chuyển bằng đường bộ, tuy nhiên đường sắt cũng được sử dụng rất phổ biến. Các phương tiện vận chuyển không có hệ thống làm lạnh sẽ được dùng cho những khoảng cách vận chuyển ngắn. Đối với khoảng cách xa hơn thì các phương tiện có hệ thống làm lạnh sẽ chiếm ưu thế. Các thùng hàng được xếp vào palet. Các nhà đóng gói lớn, nhà kho của các công ty vận tải đều được thiết kế để các xe nâng hàng có thể lái trực tiếp tới các xe tải lớn.

Các nhà đóng gói hay các trung tâm phân phối phải có đường vào, cho phép các xe tải đến được các khu vực sâu nhất trong kho để xếp và dỡ hàng. Như vậy các xe nâng hàng có thể di chuyển từ nhà đóng gói đến xe tải dưới các nhiệt độ được kiểm soát, và duy trì được dây chuyền làm lạnh. Ta có thể nhận thấy các hệ thống làm lạnh trong vận tải đường sắt và đường bộ không có đủ khả năng làm lạnh hàng tấn sản phẩm trong quá trình bốc xếp, nên cần phải làm lạnh (tốt nhất bằng không khí cưỡng bức) đến nhiệt độ bảo quản thích hợp trong xe chở hàng hoặc trong các kho chứa trước khi bốc xếp để giảm tối thiểu các thiệt hại trong quá trình vận chuyển gây ra.

Trong quá trình vận chuyển, các palet được xếp vào xe càng chặt càng tốt, nhưng có một bất lợi là điều này sẽ làm giảm sự xâm nhập của khí lạnh vào lô hàng và dẫn đến nhiệt độ ở trung tâm các palet có thể tăng, nhất là đối với các sản phẩm phát nhiệt cao do hô hấp. Để không khí lưu thông tối đa, hệ thống làm lạnh cần có một khoảng trống và một bộ phận đẩy không khí đủ để đảm bảo khí lạnh đến được các vị trí sâu nhất trong thùng xe.

Xe tải cũng cần có hệ thống dẫn khí thích hợp để đưa các luồng khí lạnh đi dọc toàn bộ chiều dài của các lô hàng. Thông thường trong các xe chở hàng, phần lớn không khí lạnh chỉ qua được các lớp thùng bên trên và bên cạnh thành, chỉ có ít khí lạnh có thể lọt vào được trung tâm của palet. Khi sản phẩm được giao bán (do các đại lý, hoặc do các trung tâm phân phối), các palet sẽ được tháo ra và xếp đống lại với các sản phẩm khác.

Sự ổn định của các sản phẩm phụ thuộc vào mức độ giống nhau giữa các thùng các tông hoặc các kiện hàng đã được mua. Tuy nhiên, dây chuyền làm lạnh có thể bị phá vỡ nếu sản phẩm được vận chuyển đến các cửa hàng bán lẻ quá xa so với thời gian bảo quản.

Theo caytrongvatnuoi.com tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *